Trái dâu tây (Fragaria ananassa) là một loại trái cây thơm ngon, được ưa chuộng trong ẩm thực và là một nguồn cung cấp giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp là trái dâu tây bị đốm đen. Đốm đen trên trái dâu tây là tình trạng khi các vết đen xuất hiện trên bề mặt trái, ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng của trái dâu. Nguyên nhân gây ra trái dâu tây bị đốm đen có thể là do nhiễm bệnh, tấn công của côn trùng, tác động của môi trường hoặc quá trình chín không đồng đều. Các bệnh thường gặp như nấm mốc, nấm đốm trái hay vi khuẩn có thể gây ra tình trạng đốm đen trên trái dâu tây. Côn trùng như con nhện, sâu bệnh hay cánh kiến cũng có thể tấn công trái dâu tây và gây hại. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời quá mức, không đủ nước hoặc quá trình chín không đồng đều cũng có thể dẫn đến trái dâu tây bị đốm đen.
Mầm bệnh
Đốm đen trên dâu tây là bệnh do nấm Colletotrichum acutatum gây ra.
Bệnh đốm đen dâu tây có thể xâm nhiễm vào lá và quả xanh, sau khi xâm nhiễm sẽ ở dạng tiềm ẩn. Khi quả bắt đầu chín, nấm bắt đầu xuất hiện và phát triển tạo thành triệu chứng bệnh
Bào tử nấm lây lan nhờ nước mưa, gió và hệ thống tưới tiêu
Triệu chứng của bệnh
Khi quả chín xuất hiện những đốm tròn màu nâu.
– Các đốm tròn tối dần rồi chuyển sang màu đen hoàn toàn. Nếu bị nhiễm bệnh trước khi chín toàn bộ quả sẽ bị thâm đen và khô héo. Trong quá trình vận chuyển và bảo quản, nguồn bệnh tiếp tục lây lan, gây hại nặng hơn cho quả. Đó là một vấn đề cần quan tâm.
Quá trình lây nhiễm
– Những cây dâu tây bị nhiễm bệnh từ khi trồng thường không có biểu hiện của bệnh.
– Trên ruộng dâu tây, nấm bệnh có thể lây lan do nước bắn tung tóe hoặc do mưa lớn hoặc do cắt tỉa và thu hoạch. Cây thừa đạm cũng dễ bị bệnh.
Biện pháp xử lý
Chọn cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh.
– Thu nhỏ tàn dư cây bệnh, tiêu hủy lá, quả bị bệnh. – Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng
Sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Propiconazole…