0877907790

Hướng dẫn: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?

Không giống ở nông thôn, đô thị đông đúc có diện tích đất hạn chế nhưng nhu cầu trồng cây xanh để trang trí nội – ngoại thất lại ngày càng phát triển. Việc lựa chọn loại chậu phù hợp vừa mang lại sự hài hòa cho không gian vừa giúp cây phát triển tốt. Biết được điều đó, hôm nay Mộc sẽ chia sẻ kinh nghiệm chọn chậu cây cảnh và gợi ý những loại cây cảnh thích hợp trồng chậu cao.

Kinh nghiệm chọn chậu cây cảnh

Cây cảnh có nhiều loại thân thảo, thân mềm, thân gỗ… với nhiều màu sắc và kích cỡ. Mỗi loại cây cũng có khả năng sinh trưởng, nhu cầu về dinh dưỡng (đất) khác nhau. Khi cây còn nhỏ hoặc ở giai đoạn ươm mầm/ cây giống, một chiếc chậu nhỏ có thể phù hợp nhưng sau một thời gian, khi cây cao lớn hơn và đạt tốc độ sinh trưởng ổn định, một chiếc chậu phù hợp kích cỡ sẽ trở nên vô cùng cần thiết.

Kinh nghiệm chọn chậu cây cảnh

Để chọn được chậu phù hợp, cần dựa vào một số yếu tố quan trọng như loại cây cảnh, hình dáng, kích thước cây, kiểu dáng, kích thước của chậu…

Chọn chậu theo kích thước và hình dáng của cây

Chọn chậu tương đương với kích thước của cây là phù hợp nhất cho sự phát triển của chúng. Kích thước ở đây liên quan đến không gian và đường kính hơn là chiều cao của chậu. Cần lưu ý những yếu tố quan trong dưới đây để chọn đúng chậu cho cây trồng.

  • Chọn chậu có chiều sâu cho cây rễ to và chậu có chiều nông cho cây rễ nhỏ.
  • Những chậu thấp nông phù hợp với cây có rễ mảnh, rễ dạng chùm và nông. Cây cảnh dáng cao trồng trong chậu thấp thường có thân, rễ nhỏ, tán lá không quá dày.
  • Những chậu vừa thấp vừa có đường kính nhỏ phù hợp với những loại thân thảo hay cây trang trí cho bàn làm việc (xương rồng, sen đá…)
  • Chậu cây sâu và to phù hợp với cây có bộ rễ lớn, nhu cầu dinh dưỡng cao. Chậu cao phù hợp với nhiều dáng cây khác nhau từ thân thấp đến thân cao. Đa số được dùng để trồng cây có chiều cao thấp đến trung bình để tạo sự cân đối giữa chậu và cây.

Trong trang trí, yếu tố cân đối đóng vai trò quan trọng. Nhiều người lựa chọn chậu thấp cho cây dáng cao và ngược lại, chọn chậu cao cho cây dáng thấp. Điều này tạo nên sự ấn tượng, phá cách mà vẫn rất hài hòa.

Lưu ý, khi chọn chậu thấp cho cây dáng cao, nên chọn loại chậu có hình bành và đường kính rộng để vừa đảm bảo yếu tố cân đối vừa đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.

Đặc điểm của cây trồng trong chậu cao và to

Chậu cây cao và to được sử dụng nhiều trong trồng cây cảnh để trang trí nội – ngoại thất vì dễ phối cây, phù hợp với những loại cây có chiều cao khác nhau:

  • Cây thân thảo, thân mềm, cây có chiều cao thấp
  • Cây có chiều cao trung bình
  • Cây có chiều cao lớn
  • Cây có lá dạng rũ hay chúc xuống.
  • Cây có dáng đứng vươn lên, thân bò, cây có nhiều tầng lá….

Những loại cây thích hợp trồng trong chậu cao và to thường có những đặc trưng như:

  • Bộ rễ to hoặc rễ đâm sâu (dạng rễ cọc), nhu cầu dinh dưỡng của cây cao và chúng cần một không gian to để phát triển.
  • Cây có nhu cầu nước và độ thông thoáng khí trong đất dưỡng cao.
  • Cây có thân thấp hoặc sinh trưởng bằng cách bò ngang trên thành mặt chậu.
  • Cây có dáng lá mọc chúc xuống hoặc dây rủ xuống
  • Cây có dáng thác đổ, thế nghiêng
  • Cây cảnh có bộ rễ nổi, mọc trồi lên trên mặt đất

Kiểu dáng – màu sắc – chất liệu chậu

Kiểu dáng

Chậu cây hiện nay rất đa dạng kiểu dáng, phục vụ cho nhiều sở thích và yêu cầu của khách hàng. Những loại chậu cây phổ biến như:

  • Chậu vuông thấp/ cao
  • Chậu tròn thấp
  • Chậu hình trụ chữ nhật/ vuông/ tròn dáng cao
  • Chậu kim cương, chậu oval, chậu đế bầu…

Đối với những cây cảnh có dáng mạnh mẽ, gồ ghề sẽ phù hợp với chậu mang đường nét thẳng hoặc góc cạnh. Còn với cây có dáng mềm mại sẽ thích hợp với chậu có đường cong, bầu, oval.

Màu sắc

Chậu có màu sắc đơn giản như trắng, đen thường được dùng để trồng cây cảnh, cây xanh sẽ tạo vẻ đẹp sang trọng, hiện đại

Chậu màu tối như xám, xám nâu, nâu đỏ phù hợp trồng cây ăn quả nhằm làm nổi bật màu sắc của cây khi chúng ra quả chín mọng.

chậu composite đa dạng màu sắc

Chất liệu

Chậu cây được sản xuất từ nhiều loại vật liệu phù hợp với nhu cầu về thẩm mỹ và giá thành. Mỗi chất liệu mang những ưu điểm khác nhau và có những tác động nhất định đến sức khỏe cây trồng.

  • Chậu cây nhựa composite: Chậu cây được làm từ vật liệu tổng hợp nhựa composite có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu dài. Ưu điểm về trọng lượng nhẹ và thẩm mỹ được đánh giá cao so với các chất liệu còn lại.

Khác với các loại chậu nhựa giá rẻ khác, chậu composite tốt và bền hơn nhiều. Chậu nhựa giá rẻ hấp thu nhiệt làm hư rễ cây nếu để ngoài, giòn và dễ vỡ. Trong khi đó, chậu composite có nhiều kiểu dáng, màu sắc, chống UV phù hợp trồng ở cả trong và ngoài trời.

  • Chậu đất nung: Loại chất liệu truyền thống, phù hợp trồng ở vườn, nhờ đặc tính hấp thu nước từ đất, chậu phù hợp trồng những cây chịu hạn.
  • Chậu gốm tráng men: Chậu có trọng lượng khá nặng, khó di chuyển và giá thành cao. Điểm cộng cho loại chậu này là đẹp, nhiều màu sắc như trơn hoặc có họa tiết hoa văn cầu kỳ.

Những loại cây cảnh thích hợp trồng chậu cao

Cây đại phú gia

Cây đại phú gia có lá màu xanh thẫm, tán lá to mọc chếch lên. Cây dễ trồng, phù hợp trang trí mảng xanh cho phòng khách, phòng làm việc, sảnh công ty… Cây còn có ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Cây đại phú gia có chiều cao trung bình, lá mọc chếch và xòe to, thích hợp trồng trong chậu cây cao và có độ sâu, mang lại nét đẹp sang trọng, hiện đại, thể hiện sự mạnh mẽ, bề thế.

Cây đại phú gia

Cây bàng Singapore

Cây bàng Singapore có thể trồng trong chậu thấp hoặc chậu cao đều đẹp. Khi trồng trong chậu dáng cao, cần chọn cây có chiều cao trung bình để tránh làm mất cân đối so với chậu.

Bàng Singapore có thân thẳng đứng, lá mọc thành tầng màu xanh thẫm, khi kết hợp trồng trong chậu cao màu trắng hay đen đều rất nền nhã và thanh lịch. Chậu cây bang trở thành điểm nhấn không thể thiếu cho không gian sống xanh và hiện đại.

Cây bàng Singapore

Cây cau kiểng

Cây cau cảnh có dáng đẹp, chiều cao từ 0.8m đến 1.6m, tán lá rộng từ 0.5 đến 1m phù hợp trồng trong chậu dáng trụ đứng và có chiều sâu và đặt ở các vị trí góc nhà, sảnh lớn của công ty, khách sạn, hành lang…

Cây có tác dụng lọc khí thải từ đồ điện tử, trang trí không gian nội thất thêm bắt mắt. Ngoài ra, cây còn mang lại bình an may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cây cau kiểng

Trầu bà đế vương

Trầu bà đế vương có thân thấp, lá to xòe rộng có màu xanh thẫm và đỏ nổi bật, thường được trồng trong chậu cao màu trắng hoặc đen, hình trụ tròn để trang trí không gian nội thất thêm phần sang trọng và ấn tượng.

Cây lọc không khí, sinh trưởng tốt thích hợp đặt tại phòng khách, góc làm việc, cạnh cửa sổ, hành lang, văn phòng…

Trầu bà đế vương

Trầu bà leo cột

Cây trầu bà leo cột với lá bầu thân leo quấn theo cột thích hợp trồng trong chậu cao trang trí sảnh khách sạn phòng lớn. Cây vừa có tác dụng lọc không khí, vừa trang trí rất đẹp cho không gian sống và sảnh lớn của nhà hàng, khách sạn.

Trầu bà leo cột

Cây kim tiền

Cây kim tiền là loại cây được chia sẻ nhiều, chúng có kích thước đa dạng phù hợp trồng trong các loại chậu đứng cao hoặc thấp, chậu tròn hay chậu vuông… Khi trồng trong chậu cao, thường chọn cây kim tiền có dáng thấp để cân đối với chiều sâu của chậu.

Kim tiền ngoài tác dụng lọc không khí rất tốt còn có ý nghĩa mang lại tiền tài sự thăng hoa trong công việc nên rất được ưa chuộng trong trang trí nội ngoại thất của nhà ở và nơi làm việc.

Cây kim tiền

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ với lá hình kiếm, màu xanh có viền vàng nổi bật. Trong phong thuỷ, cây có tác dụng trừ tà, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho người trồng.

Lưỡi hổ có lá mọc thẳng đứng, chiều cao từ thấp đến trung bình, phù hợp trồng trong các chậu cao vuông hay chữ nhật.

Cây lưỡi hổ

Cây lô hội

Cây lô hội hay còn gọi là nha đam có tác dụng thanh lọc không khí, rất dễ trồng và lành tính. Dáng cây rất đẹp, thích hợp trồng làm cảnh và trang trí trong nhà. Chiều cao cây thấp, thân mọng nước và mọc tủa ra, khi trồng trong chậu cao và đứng tạo nên một nét đẹp vô cùng thanh tao và nền nhã.

Cây lô hội

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh với chiều cao thân lớn, tán lá to và xòe rộng sẽ thích hợp được trồng trong chậu cao. Lá có màu xanh thẫm, ở giữa có đường gân màu trắng lan dần ra phiến lá.

Vạn niên thanh giúp thanh lọc không khí rất tốt và là yếu tố phong thủy cực tốt, giúp mang lại điều may, bình an và tài lộc. Một chiếc chậu cây vạn niên thanh size to chắc chắn sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống.

Cây vạn niên thanh

Ghép nhiều loại cây

Chậu cao và to có nhiều không gian sống cho cây trồng. Nhiều người dùng nó để trồng kết hợp nhiều loại cây nhỏ với nhau tạo thành một tác phẩm xanh cực đẹp và sáng tạo. Không gian phòng ốc, nhà ở hay nơi làm việc cũng trở nên vô cùng ấn tượng nhờ chậu cây ghép.

Những loại cây thường được trồng ghép với nhau như: lưỡi hổ, kim tiền, hồng môn, phú quý, dây nhện hoặc lan tim. Chậu vừa mang nét đẹp mạnh mẽ vừa mềm mại uyển chuyển.

Ghép nhiều loại cây

Trên đây là 10 cây cảnh phù hợp trồng chậu cao mà Mộc đã gợi ý cho bạn, hãy cho chúng tôi biết bạn lựa chọn cây kiểng nào bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này nhé!

Mọi người cũng hỏi

1. Cây nào thích hợp trồng trong chậu cao? Chậu cao thường được sử dụng để trồng cây có chiều cao lớn, có hình dạng cột trụ hoặc cây leo. Một số loại cây thích hợp cho chậu cao bao gồm: cây Trầu Bà, cây Thông đen, cây Sanh, cây Phát Tài, cây Thanh Trì, cây Bưởi Da Xanh.

2. Cây nào phù hợp trồng trong chậu to? Chậu to thường cung cấp không gian rộng hơn cho cây phát triển hệ rễ và gốc mạnh mẽ. Một số loại cây phù hợp cho chậu to gồm: cây Hồng Môn, cây Cây Gió, cây Cẩm Tú Cầu, cây Hoa Bìm Bip, cây Trúc Đào, cây Sen Đá.

3. Làm thế nào để chọn cây phù hợp với chậu cao và chậu to?

  • Đầu tiên, xem xét kích thước và hình dạng chậu để lựa chọn cây có kích thước phù hợp và không gây cản trở trong việc phát triển.
  • Tiếp theo, xem xét yêu cầu ánh sáng, nhiệt độ, và độ ẩm của cây để đảm bảo điều kiện trồng phù hợp với môi trường nơi bạn đặt chậu.
  • Ngoài ra, cân nhắc về sự cân bằng giữa kích thước cây và chậu, đảm bảo cây có đủ không gian để phát triển và phù hợp về mặt thẩm mỹ.
Bài viết liên quan