0877907790

Cách chăm sóc cây cảnh Bonsai trong nhà

Cây cảnh không phải là loại cây dễ chăm sóc. Bạn cần có những phương thức chăm sóc cây cảnh phù hợp để giúp không gian vườn sinh trưởng xanh tốt. Trong bài viết này, Mộc xin gửi đến bạn những lưu ý để chăm cây cảnh đẹp quanh năm.

1. Cách làm đất trồng cây cảnh trong chậu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu trộn đất

Trước khi biết cách chăm sóc cây cảnh, bạn cần biết cách làm đất trồng cây, chuẩn bị nguyên liệu cho đất trồng: đất màu, xơ dừa, trấu, tro hay rơm, cỏ khô, phân bón. Lượng đất phải có độ pH ở mức trung tính, tơi xốp, giàu chất hữu cơ và có độ ẩm vừa phải.

Ngoài ra đất còn phải có khả năng thoát nước tốt, sạch, không chứa mầm sâu bệnh. Tốt nhất là bạn nên dùng đất canh tác để làm đất trồng cây cảnh trong chậu, hoặc có thể lấy đất tại những thửa ruộng cao.

Đất phải đảm bảo đã được xử lý nhiệt bằng sức nóng của mặt trời (cày xới và phơi đất). Phân bón cho đất phải là những loại phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ.

Bước 2: Tiến hành trộn đất trồng cho cây

Với những loại cây khác nhau sẽ có tỉ lệ trộn đất trồng khác nhau. Dưới đây là cách trộn đất được nhiều người áp dụng nhất:

  • Đất trồng cây: Tỷ lệ 1:1 với đất vừa đủ với chậu cây.
  • Xơ dừa: Tỷ lệ 1:6 – Công dụng của nguyên liệu này là giữ ẩm, giảm khả năng thoát nước và cung nhiều vitamin giúp cây nhanh bén rễ.
  • Trấu: Tỷ lệ 1:6.
  • Tro: Tỷ lệ 1:6.

Bạn sử dụng xẻng trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, sau đó thì đã có thể mang đi để trồng cây.

Những lưu ý khi trộn đất cho cây cảnh

  • Trước khi trồng cây vào chậu, bạn nên lót thêm một viên ngói lên phía trên lỗ thoát nước.
  • Thường xuyên cắt bỏ những lá úa, lá vàng của cây cảnh.
  • Khi trồng cây trong chậu bạn cần bóc bỏ vỏ bầu, sau đó đặt cây giữa chậu rồi mới cho đất vào và dùng tay nén đều.
Cách làm đất trồng cây cảnh trong chậu
Cách làm đất trồng cây cảnh trong chậu

2. Cách chăm sóc các loại cây cảnh trong nhà

Chọn ánh sáng phù hợp

Không phải cây nào cũng chịu được ánh sáng mạnh, lại có những cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng. Do vậy, hãy bắt đầu bằng cách quan sát những nơi mà bạn muốn đặt chậu cây cảnh. Biết được lượng ánh sáng ở mỗi địa điểm trong nhà sẽ giúp bạn xác định đúng cây cho vị trí đó.

Phía nam thường có ánh sáng mạnh hơn. Do vậy, bạn có thể đặt các loại cây cần nhiều ánh sáng về hướng cửa sổ phía nam. Ngược lại, phía Bắc có lượng ánh sáng khá thấp. Ánh sáng vừa phải chiếu từ phía đông hoặc tây.

Bên cạnh đó, kích thước cửa sổ cũng ảnh hưởng đến lượng sáng mà cây nhận được. Cửa số càng lớn thì ánh sáng càng mạnh. Cửa sổ kính mờ cũng chỉ đem đến lượng ánh sáng rất nhỏ. Ngoài ra, nếu cây đặt quá xa cửa sổ, lượng ánh sáng chúng nhận được sẽ rất ít.

Cân nhắc lượng nước cho cây

Chúng ta thường cho rằng loài cây nào cũng cần rất nhiều nước để giữ độ tươi. Điều này dẫn đến việc chăm sóc cây cảnh bằng việc tưới tiêu quá thường xuyên, dễ khiến một số loại cây ưa khô bị ngập úng. Thực ra, bạn chỉ nên tưới khi cây thực sự cần nước.

Để biết được cây có đang cần không, dùng ngón tay ấn vào đất khoảng 2,5cm. Nếu ngón tay ấn xuống dễ dàng và có cảm giác đất ẩm thì cây vẫn chưa cần tưới. Ngược lại, nếu thấy đất quá tơi và khô thì đây là lúc cần tưới nước cho cây.

Một lưu ý trong khi tưới cây là nên tưới sao cho nước chảy khỏi lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Điều đó sẽ giúp cho không khí lưu thông quanh các hạt đất dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lượng nước cây trồng cũng cần tương đương với lượng ánh sáng cần thiết.

Việc cây ưa ánh sáng mạnh tương đương với việc cây có nhiều nhu cầu tưới nước.

Chế độ bón phân hợp lý

Cây không chỉ cần nước và ánh sáng. Phân bón cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc chăm sóc cây cảnh. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.

Cây trồng càng thích ánh sáng thì lại càng cần nhiều phân bón, giống như cần nước. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết lạnh như mùa đông, cây lại không cần quá nhiều phân bón.

Thay đất trồng định kỳ cho cây

Cây cảnh cũng như con người, chúng sẽ lớn lên trong quá trình sinh trưởng. Khoảng một năm, cây cảnh cần được thay đất một lần. Thời điểm thích hợp để thay đất là vào mùa xuân hoặc mùa hạ. Cần chú ý không để rễ cây bị hư tổn trong khi thay đất.

Lúc cây bị đưa khỏi chậu, hãy lắc mạnh để loại bỏ hoàn toàn đất cũ. Sau đó, bạn lót đất mới vào chậu trước, đặt cây vào rồi lại đắp thêm đất.

Mỗi loại cây cần được trồng trong một loại đất phù hợp. Có cây ưa đất mặn, có cây ưa đất phèn… Bạn cần chú ý tìm hiểu để chọn loại đất phù hợp cho cây cảnh của mình.

Sử dụng chậu hợp với cây

Việc chọn chậu hợp với cây cũng là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc cây cảnh. Dáng cây và chậu cần đạt đến sự cân bằng tương đối. Chất lượng chậu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc đến tốc độ sinh trưởng của cây. Nếu chọn chậu vừa đủ cho cây ngay lúc này, thì bạn sẽ phải thay chậu mới thường xuyên. Bởi cây có thể sinh trưởng rất nhanh làm nứt bể chậu.

Kiểm soát côn trùng và các vật nuôi khác

Chăm sóc cây cảnh còn cần chú ý đến yếu tố sâu bệnh. Ngay cả đối với cây cảnh trong nhà, chúng có thể bị tất công bởi côn trùng và vật nuôi.

  • Rệp, bọ: Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên nụ hoa, chồi cây thường xuất hiện rệp, bọ. Chúng có thể gây hại đến cây. Các xử lý là xịt nước mạnh để đuổi chúng đi. Đối với những phần cây đã bị bệnh, có thể dùng bông thấm rượu để lau sạch.
  • Ruồi trắng: Những vệt trắng bay lên khi chạm vào lá cây là dấu hiệu làm tổ của ruồi trắng. Bạn có thể trừ khử chúng bằng xà phòng pha loãng. Chùi dung dịch này quanh lá, nhất là mặt dưới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một số cây bị dị ứng xà phòng.
  • Mèo: Tuy là vật nuôi, nhưng mèo lại có những tác động không nhỏ đến cây. Chúng thường đào bới đất, thậm chí vệ sinh vào chậu. Tuy nhiên, mèo rất ghét mùi lá cây. Bạn có thể rải chúng quanh chậu hoặc dưới gốc cây để đuổi mèo.
Kiểm soát côn trùng và các vật nuôi khác
Kiểm soát côn trùng và các vật nuôi khác

3. Hướng dẫn bón phân cây cảnh đúng và đủ

Cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh là việc cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Thế nhưng, lượng dinh dưỡng mà cây hấp thụ cũng sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày.

Vậy nên, cách chăm sóc cây cảnh trong chậu hiệu quả đó là bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm, không những phát huy được hiệu quả của phân bón mà cây cũng sẽ khỏe mạnh, tươi tốt hơn.

Cung cấp dinh dưỡng phân bón đúng tỷ lệ và chủng loại

Mỗi loại phân bón đều có những đặc điểm và công dụng riêng. Thông thường, loại phân bón tốt nhất đó là phân hữu cơ bởi chúng chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây cảnh. Nếu dùng phân vô cơ (phân hóa học) thì bạn cần chú ý đến chức năng của từng loại để sử dụng đúng mục đích:

  • Phân Nitơ cần cho sự phát triển cành lá.
  • Phân Phốt pho cần cho rễ.
  • Phân Kali cần cho hoa.

Để biết được tỉ lệ của các loại phân vô cơ, bạn cần căn cứ vào sự phát triển của cây cũng như đất trồng cây cảnh trong chậu. Ví dụ bạn muốn cây phát triển đều ở rễ, cành và hoa thì có thể chọn loại phân NPK 20 20 20 (Nitơ 20, Phốt pho 20, Kali 20).

Thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây

Tùy thuộc vào từng mùa và thời điểm mà bạn sẽ bón phân cho cây khác nhau. Vào mùa xuân hoặc hè, cây thường sinh trưởng nhanh do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, bạn có thể bón nhiều phân với tần suất 1-2/ lần.

Vào mùa thu cây cảnh sẽ có xu hướng sinh trưởng chậm, lúc này bạn nên bón ít và giãn cách khoảng 2-3 tuần/ lần. Còn vào mùa đông thì không cần bón phân.

Thời điểm tốt nhất để bón phân là vào lúc chiều tối. Trước khi bón bạn nên xới qua đất quanh gốc cây, việc này sẽ giúp cho chất dinh dưỡng thấm sâu vào rễ. Đây cũng là một trong các cách chăm sóc cây cảnh bonsai mà bạn nên tham khào.

Các kỹ thuật được sử dụng để xác định thời điểm tưới nước cho cây cảnh

  • Đặt một ngón tay lên phí trên lớp đất và kiểm tra độ ẩm của đất.
  • Sử dụng cảm biến độ ẩm của đất để xác định chính xác mức độ ẩm.
  • Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây bonsai là vào sáng sớm khi mặt trời vừa mọc.
  • Mùa đông là mùa ngủ đông của hầu hết các cây nên nhu cầu nước của cây sẽ ít hơn. Vì thế, bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/tuần, nếu tưới quá nhiều sẽ khiến rễ cây bị phá hủy.
  • Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, thực vật sẽ tắt cơ chế hô hấp để giảm thiểu thất thoát nước. Giai đoạn này cũng được gọi là thời kỳ cây ngủ đông vào mùa hè, thực vật ngừng phát triển để giữ nước. Vậy nên, khi tưới nước bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ bên ngoài.
  • Nếu bạn trồng một cây cảnh trong nhà thì độ ẩm sẽ là một yếu tố cần lưu ý. Để tưới nước, tạo độ ẩm cho đất bạn nên sử dụng vòi phun hoặc bình xịt chứa đầy nước ở nhiệt độ phòng. Việc phun xịt nước trên lá cây cảnh cũng cần được thực hiện theo khoảng thời gian đều đặn.
Thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây
Thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây

Chế độ bón phân hợp lý

Cây cảnh đang phát triển trong một chậu nhỏ nên bộ rễ không thể lan rộng để thu thập tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, cây cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển. Đây chính là một trong những bước cơ bản trong việc chăm sóc cây bonsai.

Các thành phần như Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K) là rất cần thiết cho tất cả các loại cây. Nitơ giúp cây phát triển và tạo màu xanh cho lá. Phốt pho kích thích phát triển rễ và kali giúp tái tạo tế bào, tạo hoa và quả. Tỷ lệ N: P: K phù hợp thường do loại cây và mùa sinh trưởng quyết định.

Lời khuyên:

  • Bón phân trong mùa sinh trưởng của cây cho cây cảnh ngoài trời. Cây cảnh trong nhà cần được bón quanh năm nhưng tùy vào nhu cầu của cây để thay đổi tỷ lệ.
  • Tốt nhất, bạn nên mua phân bón dành riêng cho cây cảnh ở các cửa hàng cây cảnh thay vì tự chuẩn bị.
  • Để kích thích cây phát triển nhanh, bạn nên sử dụng tỷ lệ nitơ cao, N – P – K tương ứng 12 : 6 : 6 là tỷ lệ lý tưởng cho cây cảnh ngoài trời vào mùa xuân.
  • Trong mùa hè, cây giảm phát triển do ngủ đông vào mùa hè nên tỷ lệ tốt nhất là 10 : 10 : 10.
  • Trong mùa ngủ đông, bạn nên giảm hàm lượng nitơ và tỷ lệ phù hợp là 3:10:10 cho cây cảnh ngoài trời.
  • Đối với cây cảnh trong nhà, trong suốt cả năm bạn nên duy trì bón phân theo tỷ lệ 10:10:10.
  • Bạn không nên bón quá nhiều, vượt quá tỷ lệ cho phép vì điều này có thể giết chết cây cảnh của bạn.
  • Nên tưới nước cho cây cảnh trước khi bón phân để giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và phân phối đồng đều các loại phân rắn.

4. Nhiệt độ tốt nhất cho cây cảnh là bao nhiêu?

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng đối với cây cảnh trong nhà. Tốt nhất, bạn nên chọn những cây cảnh phù hợp với điều kiện khí hậu để tránh những hệ lụy khi nhiệt độ thay đổi. Chẳng hạn, bạn không thể trồng một cây phong Nhật Bản trong khí hậu nhiệt đới.

Bạn có thể đến các cửa hàng cây cảnh để được hướng dẫn chi tiết về các loại cây và lựa chọn một loại cây phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại nơi ở của bạn.

Lời khuyên:

  • Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm định kỳ: Bạn nên căn cứ vào nhiệt độ để thay đổi vị trí của chậu cây cảnh trong nhà. Vào ban ngày, bạn nên di chuyển cây cảnh đến gần cửa sổ để cây nhận ánh sáng mặt trời ít nhất 5 giờ/ngày.
  • Bonsais ngoài trời cũng cần nhiệt độ tối ưu. Tùy vào mùa mà bạn có thể điều chỉnh vị trí đặt chậu cây cảnh, đảm bảo cung cấp đủ ánh nắng cho cây phát triển.
  • Vào mùa hè, bạn nên tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời trong thời gian dài. Bởi ánh nắng gắt sẽ khiến lá cây nhanh chóng chuyển sang màu vàng.
  • Lựa chọn những loại cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà.

Mọi người cũng hỏi

  1. Tại sao nên trồng cây cảnh Bonsai trong nhà?
  • Trồng cây cảnh Bonsai trong nhà mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
    • Tạo điểm nhấn nghệ thuật và mang tính thẩm mỹ cao cho không gian sống.
    • Phát triển khả năng kiên nhẫn, tinh thần tập trung và sự khéo léo trong việc tạo hình cây.
    • Giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn, yên bình.
    • Làm tăng sự gần gũi với thiên nhiên và mang lại sự hài lòng và tự hào khi nhìn cây phát triển.
  1. Cây Bonsai nào thích hợp để trồng trong nhà?
  • Có nhiều loại cây Bonsai thích hợp để trồng trong nhà, bao gồm:
    • Cây Bonsai Ficus (cây cao su).
    • Cây Bonsai Juniper (cây thụ đỏ).
    • Cây Bonsai Jade (cây ngọc lan tường).
    • Cây Bonsai Serissa (cây phong lữ).
  1. Làm sao để chăm sóc cây Bonsai trong nhà?
  • Để chăm sóc cây Bonsai trong nhà, bạn có thể tuân thủ các hướng dẫn sau:
    • Đặt cây Bonsai ở vị trí có đủ ánh sáng nhưng tránh ánh nắng mặt trực tiếp và gió lớn.
    • Tưới nước đều đặn và theo nhu cầu của cây, tránh để đất quá ướt hoặc quá khô.
    • Kiểm tra và điều chỉnh độ ẩm trong chậu Bonsai bằng cách sử dụng khay nước hoặc bình xịt.
    • Thực hiện tỉa cành và tỉa rễ định kỳ để duy trì hình dáng và kích thước phù hợp.
    • Bón phân cho cây Bonsai theo hướng dẫn và theo kỳ hạn cần thiết.

Bài viết liên quan