Cây hoa giấy dễ trồng, cho hoa đẹp, nhiều màu sắc và đặc biệt là có thể ra hoa quanh năm. Vì thế, loài hoa này rất phổ biến tại Việt Nam và được rất nhiều người ưa chuộng. Ở bài viết này, bạn hãy cùng Mộc tìm hiểu về cây hoa giấy cũng như cách trồng và chăm sóc để cây phát triển tốt.
Giới thiệu về cây bông giấy
Cây hoa giấy hay còn được gọi với những cái tên khác là cây bông giấy, móc diều. Loài cây này có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, thuộc họ thực vật Nyctaginaceae. Tên hoa giấy được đặt dựa trên đặc điểm của hoa, cánh hoa mỏng manh như tờ giấy. Hoa giấy có nhiều màu sắc, chịu hạn tốt và cho hoa quanh năm. Hiện, hoa giấy được trồng ở nhiều nơi, ngoài làm cảnh thì cây hoa giấy còn có thể làm giàn che bóng mát.
Phân biệt các loại hoa giấy
Tại Việt Nam, cây hoa giấy có rất nhiều loại khác nhau. Để phân biệt các loại người ta thường căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm của từng loại. Chẳng hạn:
- Nguồn gốc: hoa giấy Mỹ, hoa giấy Thái, hoa giấy Pháp, hoa giấy Ấn Độ, hoa giấy rừng, hoa giấy ta,…
- Dựa vào cánh hoa: hoa giấy đơn, hoa giấy kép, hoa giấy kép nhung, hoa giấy chùm.
- Màu sắc của hoa: hoa giấy hồng, hoa giấy tím, hoa giấy đỏ, hoa giấy cam, hoa giấy trắng, hoa giấy vàng, hoa giấy đổi màu, hoa giấy ngũ sắc,…
Top các cây hoa giấy đẹp nhất hiện nay tại Việt Nam
Cây hoa giấy có thể trồng được ở khắp vùng miền của đất nước. Dưới đây là những loại hoa giấy đẹp nhất tại Việt Nam:
- Cây hoa giấy Thái Lan
- Bông Giấy Bougainvillea Glabra
- Cây hoa giấy Mỹ.
- Hoa giấy màu đỏ.
- Hoa giấy ngũ sắc.
- Bông giấy bonsai.
- Cây hoa giấy “Vạn hoa lầu”.
- Bông giấy cẩm thạch.
- Bông giấy cao bồi.
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây hoa giấy
Nguồn gốc cây hoa giấy
Cây hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil (phía Nam châu Mỹ). Sau này, loài hoa được du nhập đến nhiều nước khác, nhất là những nơi có khí hậu nhiệt đới. Hoa giấy sau đó cùng được lai tạo thành nhiều giống khác nhau.
Ý nghĩa của cây hoa giấy
Cây hoa giấy cũng mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt, nên được nhiều người yêu thích.
- Cây hoa giấy là cây thân leo với cành lá xum xuê nên theo phong thủy, loài cây này tượng trưng có sự che chở, đủ đầy và hạnh phúc trọn vẹn.
- Màu sắc hoa tươi sáng tượng trưng cho may mắn, phát tài, phát lộc. Theo quan niệm dân gian, hoa giấy còn giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn những điềm xấu.
- Hoa giấy mang một vẻ đẹp giản dị, thuần khiết nhưng lại có sức sống rất mãnh liệt. Vì thế, trong tình yêu, hoa giấy mang ý nghĩa về một tình yêu giản dị, chân thành, thủy chung, son sắt.
- Ngoài ra, hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu hoa mang một ý nghĩa riêng. Màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và khát vọng vươn lên. Màu hồng nhẹ nhàng, nữ tính. Màu tím lãng mạn, thủy chung. Màu trắng là biểu tượng cho sự thanh thuần, tinh khiết.
Mẹo trồng và chăm sóc cây hoa giấy tại nhà đúng chuẩn
- Cách trồng: Cây hoa giấy có thể trồng bằng cách cấy ghép. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên mua cây mới về để trồng và chăm sóc. Loài cây này thích được trồng ở những nơi nóng, có nhiều nắng. Thông thường, hoa giấy cần 6 giờ nắng mỗi ngày để ra hoa nhiều và màu sắc hoa đẹp nhất. Nếu bạn sống ở vùng biên giới khắc nghiệt, hãy trồng hoa giấy dựa vào bức tường ấm, đối diện với ngôi nhà.
- Tưới nước: Cây hoa giấy chịu hạn tốt. Loài cây này thích được tưới nước đậm khoảng 3-4 tuần một lần hơn là tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên, cây mới trồng trong một vài năm đầu thì bạn nên chú ý cung cấp nước đầy đủ. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị thối rễ. Đất trồng cây cũng cần phải thoát nước tốt nhất.
- Bón phân: Cây hoa giấy không cần phải bón phân thường xuyên. Bạn có thể trộn đất hữu cơ với phân để bón cho cây hằng năm, vào thời điểm cuối đông hoặc đầu xuân.
- Làm giàn hỗ trợ: Cây hoa giấy là cây thân leo nên để cây phát triển tốt và chắc chắn thì bạn có thể buộc vào giàn kim loại, tuyệt đối không được xoắn dây leo.
- Cắt tỉa cây: Cắt tỉa cây hoa giấy được thực hiện vào cuối mùa đông. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt tỉa nhẹ sau mỗi chu kỳ nở của hoa. Cắt tỉa cây sẽ giúp cây ra hoa nhiều hơn vào những chu kỳ sau.
- Sâu bọ: Rệp thường xuất hiện trên cây hoa giấy vào đầu mùa xuân, bạn có thể dùng vòi phun nước để loại bỏ.
Lưu ý khi bố trí cây hoa giấy trong nhà phù hợp
Lựa chọn vị trí trồng cây hoa giấy rất cần thiết, không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn mang lại nhiều điềm lành cho gia đình.
- Thông thường, nếu cửa chính được làm bằng kim loại thì có thể bố trí cây hoa giấy ở gần góc cửa.
- Nếu hoa giấy trống trong sân bạn nên chọn vị trí trồng là một góc sân và là góc xấu nhất với tuổi của gia chủ. Cây hoa giấy phát triển ở đây mang lại bình yên cho gia đình.
- Cây hoa giấy cũng có thể trồng ở ban công và cửa sổ. Tuy nhiên, nếu hướng ban công và cửa sổ tốt, hợp với gia chủ thì không nên trồng hoa giấy.
Hy vọng những thông tin mà Mộc đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây hoa giấy. Tuy là loài cây dễ trồng nhưng đừng quên học cách trồng và chăm sóc đúng cách để cây phát triển mạnh, tươi tốt, cho hoa nhiều quanh năm.
Mọi người cũng hỏi
Cây bông giấy là gì?
Cây bông giấy (tiếng Anh: Papyrus) là một loại cây thuộc họ cỏ hồ tiêu (Cyperaceae) có nguồn gốc từ khu vực Châu Phi. Cây bông giấy có thân mập, cao khoảng 2-3 mét, và lá dạng múi rủ xuống. Đặc điểm nổi bật của cây là cụm hoa bông tạo thành những đám nhỏ màu nâu hoặc vàng trên đỉnh của cây.
Cây bông giấy có ý nghĩa gì trong trang trí nội thất?
Cây bông giấy được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất nhờ vào vẻ đẹp độc đáo của nó. Cây có thân cao, lá màu xanh mượt và cụm hoa bông tạo nên vẻ tươi tắn và sinh động cho không gian sống. Bên cạnh đó, cây bông giấy còn mang ý nghĩa của sự phồn thịnh, may mắn và tài lộc trong nhiều nền văn hóa.
Cách chăm sóc cây bông giấy như thế nào?
Để chăm sóc cây bông giấy, cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Ánh sáng: Cây bông giấy thích nắng và cần được đặt ở nơi có ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
- Nước: Cây bông giấy thích ẩm ướt và cần được tưới nước thường xuyên. Đảm bảo đất luôn đủ ẩm, nhưng không quá ngập nước.
- Nhiệt độ: Cây bông giấy thích nhiệt đới và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-30 độ Celsius. Tránh đặt cây ở nơi lạnh giá hoặc có thay đổi nhiệt độ lớn.
- Đất: Sử dụng loại đất màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt để trồng cây bông giấy.
- Phân bón: Cung cấp phân bón hòa tan dạng lỏng hoặc viên cho cây bông giấy mỗi 2-3 tuần để đảm bảo sự phát triển và màu sắc tươi sáng của lá.