0877907790

Tác dụng của cây dương xỉ trong nhà và ý nghĩa phong thủy

Tác dụng và cách trồng cây dương xỉ phong thủy trong nhà

Với sức sống mãnh liệt, dễ trồng dễ chăm sóc, cây dương xỉ phong thủy đang rộ lên ở mọi nơi từ quán cà phê, công ty hay những căn hộ nhỏ. Vậy cây dương xỉ có tác dụng gì, cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ trong nhà như thế nào?

1. Đặc điểm của cây dương xỉ

Cây dương xỉ tên khoa học là Pteridophyta hay Polypodiopsida, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây dương xỉ sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ vùng núi cao xa xôi, đến mặt đá sa mạc khô, vùng trũng nước hay cánh đồng trống.

cay-duong-xi

Tuy nhiên, cây dương xỉ được phát hiện nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới cận xích đạo, các vùng núi cao, những nơi có bóng râm và ẩm ướt, ít có ánh nắng mặt trời.

Dương xỉ là cây lâu năm và xanh quanh năm, với những chiếc lá nhỏ màu xanh có khía tai bèo hoặc rìa có răng cưa nhỏ lượn tròn. Tùy vào mức độ tiếp xúc ánh sáng mà có màu lá khác nhau, tiếp xúc càng nhiều thì màu lá càng sáng.

cay-duong-xi

Cây dương xỉ không có hoa, cơ quan sinh sản của cây dương xỉ là các túi bào tử nằm ở mặt dưới lá bào tử. Khi chín, các bào tử phát tán ra ngoài nhờ nước và gió, sau đó sinh trưởng thành cây mới.

2. Có mấy loại cây dương xỉ?

Trên thế giới hiện có hơn 12.000 loại cây dương xỉ khác nhau, từ những cây thân nhỏ với những chiếc lá nhỏ xíu cho đến những cây có kích thước khổng lồ cao hơn 12 mét. Tuy nhiên hiện nay cây dương xỉ đang có xu hướng giảm do tác động khai thác của con người.

Ở Việt Nam, cây dương xỉ có 3 loại phổ biến là dương xỉ cảnh, dương xỉ thân gỗ (dương xỉ cổ đại, dương xỉ rừng) và dương xỉ thủy sinh.

a. Dương xỉ cổ đại (dương xỉ rừng)

cay-duong-xi

Đây là loại cây có tuổi đời lên tới hàng trăm năm thường mọc trong rừng sâu. Dương xỉ cổ đại có kích thước lớn, thuộc loại thân gỗ to, cao từ 1m trở lên, có cây cao lên tới 10m. Đây là loại dương xỉ có thân cây to hình trụ màu nâu đen, lá mọc rất xanh ở phần ngọn.

b. Dương xỉ cảnh

Dương xỉ cảnh là loại dương xỉ rất phổ biến, cây nhỏ dạng bụi, chỉ cao khoảng từ 30cm, hầu như không có thân, lá dương xỉ cảnh dạng lá lược, sum sê xanh mướt quanh năm.

cây dương xỉ cảnh trồng trong nhà

Cây dương xỉ cảnh thường được trồng trong chậu làm cảnh trong nhà, có thể trồng tại phòng khách, ban công cửa sổ. Ngoài dùng để trang trí làm tiểu cảnh trong nhà thì cây dương xỉ cảnh còn có tác dụng tạo không gian xanh và thanh lọc không khí.

cây dương xỉ cảnh còn có tác dụng thanh lọc không khí

c. Dương xỉ thủy sinh

Cây dương xỉ thủy sinh là loại trồng trong các bể cảnh hay bể cá thủy sinh. Cây bám vào khúc gỗ nhỏ hoặc xen lẫn giữa các hốc đá trong điều kiện ánh sáng nhẹ, nhiệt độ 22 – 24 độ C và lượng CO2 trong nước sẽ được cây hấp thụ. Loại này có tốc độ sinh trưởng chậm với chiều dài từ 10cm – 30cm.

cay-duong-xi

3. Cây dương xỉ có tác dụng gì

a. Tác dụng của cây dương xỉ

Cây dương xỉ có khả năng làm giảm các bức xạ từ máy tính và máy in, hấp thụ Asen cùng chất độc hại như Toluene, Xylen, Aldehyde formic giúp không gian xanh mát và không khí trong lành.

cay-duong-xi

Dương xỉ còn lọc nước rất hiệu quả, khi trồng chúng trong các bể nước thủy sinh hay bể cá, ngoài công dụng tách Asen ra khỏi nguồn nước, lọc hết các chất bẩn có hại, cây còn mang đến màu xanh đầy sức sống và vẻ đẹp sang trọng.

Ngoài ra, cây dương xỉ còn là vị thuốc chữa bong gân, đau lưng, mỏi gối, bạch đới, tiêu chảy, suy yếu khí huyết, đau mỏi các khớp và là một phương thuốc cầm máu rất nhanh.

b. Cây dương xỉ có độc không

Cây dương xỉ có khả năng làm sạch đất, xử lý ô nhiễm hấp nhờ thu nhiều chất độc hại và chứa những chất độc hại này bên trong thân và lá.

cay-duong-xi

Vì vậy khi tiếp xúc sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng nếu dùng để ăn thì nhiều chất độc hại trong cây dương xỉ sẽ khiến cơ thể bị trúng độc và có khả năng dẫn đến ung thư.

4. Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy

Cây dương dương xỉ trong phong thủy tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên định và bền bỉ, sự kiên cường và vươn lên của con người. Vì là một cây thường xanh, cây dương xỉ hợp với người mệnh mộc.

cay-duong-xi

Dựa vào ngũ hành tương sinh thì mộc sinh hỏa, nên những người thuộc mệnh hỏa cũng có thể chọn trồng cây dương xỉ phong thủy để mang lại nhiều may mắn và cảm hứng sáng tạo trong công việc, cuộc sống.

5. Cách trồng cây dương xỉ trong nhà

Cây dương xỉ là cây ưa bóng râm vì vậy mà được nhiều người trồng trong nhà, trồng ở bồn, chậu treo, chậu để bàn đặt ở ban công, cửa sổ, giếng trời, sân vườn, hiên nhà, phòng làm việc…

a. Trồng cây dương xỉ trong chậu

Trong thực tế, cây dương xỉ thường được nhân giống bằng phương pháp tách gốc. Ban đầu lấy cây từ trong chậu cũ ra, tách bỏ hết phần đất dính ở gốc, rễ cây và cắt đi những gốc hỏng, những rễ thối, bị nấm, sâu bệnh cùng các lá úa, lá già.

Sau đó tách cây và rễ ra rồi trồng vào chậu mới. Dương xỉ không kén đất, tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nếu được trồng trên nền đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng để có bộ lá đẹp.

cay-duong-xi

Đất trồng cây dương xỉ bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể mụn dừa : 2 giá thể trấu hun. Hoặc bạn chỉ cần sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây cảnh.

Sau khi trồng xong phải đặt cây ở chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngày hôm sau, bạn có thể tưới một ít các loại phân bón kích rễ như N3M, Root 2, Bimix super root, Phân bón lá… để cây nhanh hồi phục.

b. Trồng cây dương xỉ thủy sinh

Nếu bạn trồng cây dương xỉ thủy sinh, bạn cần cố định cây giống vào giá thể hoặc vào đá, sau đó đặt vào bể thủy sinh rồi đổ nước dinh dưỡng vào bình. Đặt cây dưới bóng râm với nhiệt độ từ 15 – 35 độ C.

cay-duong-xi

Sau khoảng 1 – 2 tháng thì cây đẻ nhánh, mọc rễ và phát triển thành cây mới thì bạn có thể tháo dây cố định ra.

6. Chăm sóc cây dương xỉ

Cây dương xỉ ưa bóng, không chịu được ánh sáng trực tiếp hay ở ngoài nắng quá lâu. Vì thế, cây cần được trồng ở nơi có ánh sáng yếu hoặc ở trong nhà, văn phòng…

Loài cây này không chịu được khô hạn, ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 15 – 35 độ C, vì vậy bạn cần duy trì độ ẩm để cây để phát triển nhanh nhất.

cay-duong-xi

Để duy trì độ ẩm cho đất liên tục, bạn nên tưới cho cây mỗi ngày 1 – 2 lần vào sáng và chiều, tưới dạng phun sương, không nên đổ trực tiếp lên cây dễ bị thối gốc, chết cây. Tưới 30% vào gốc và 70% tưới lên thân.

Dương xỉ dễ trồng và chăm sóc nên bạn không cần bón phân nhiều, khoảng 1 tháng một lần bạn sử dụng các loại phân NPK như 20-20-20, 14-14-14, 15-15-15, 20-20-15, 30-10-10… Khi bón thì pha loãng phân bón với nước rồi tưới vào gốc.

cay-duong-xi

Dương xỉ rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên do sinh trưởng ở những nơi có độ ẩm cao, không ưa ánh sáng trực tiếp nên cây dễ bị nấm tấn công làm giảm sự phát triển của cây. Vì vậy bạn cần cắt tỉa thường xuyên lá già, úa, khô héo để tạo dáng và giảm nấm bệnh cho cây.

Bài viết liên quan