Cây khế – loại cây tưởng chừng chỉ là cây ăn quả nhưng lại có ý nghĩa phong thủy. Ý nghĩa, cách trồng khế ra sao để phù hợp phong thủy? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Đặc điểm và ý nghĩa cây khế
Người ta thường chia khế thành khế chua và khế ngọt.
- Cây khế ngọt kích thước nhỏ hơn, hoa màu hồng, cánh rủ xuống, thường có màu xanh nhạt.
- Cây khế chua thì đọt màu nâu sẫm, lúc chín màu vàng đậm, hoa đỏ sẫm và lá tối màu hơn.
Lá cây khế thường có kích thước vừa phải, tán lá có thể che bóng mát, quang hợp không khí tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ cho cả ngôi nhà.
Bên cạnh các cây khế ăn quả hay đại thụ thì còn cây khế bonsai trồng trong chậu để làm cảnh trang hoàng cho nhà thêm đẹp.
Khế còn có công dụng trong y học khi là loại trái cây bồi bổ cơ thể, dùng làm thuốc chữa bệnh như để hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, lợi tiểu,..
Ý nghĩa cây khế trong phong thủy
Cây khế cũng có ý nghĩa phong thủy. Cây lớn khỏe, cành lá xum xuê và quả màu vàng chín là tượng trưng cho những may mắn, phát triển, thịnh vượng của gia chủ. Gia chủ trồng khế ở khuôn viên nhà sẽ gặp điều tài lộc, phú quý.
Loại cây này cũng dễ trồng, không cần mất nhiều thời gian chăm sóc. Bạn vì thế cũng không cần lo vận lụi đi, mà luôn phát triển tươi tốt.
Có nên trồng cây khế trước cửa nhà không?
Cây khế mang lại nhiều lợi ích là thế nhưng không phải có thể tùy tiện trồng ở bất cứ vị trí nào cũng đem lại tài lộc. Nhiều người sẽ nghĩ trồng cây ăn quả ở đâu cũng được vì thực chất chỉ để lấy quả và bóng mát. Nhưng thực ra nên xem xét vị trí trồng cây để đảm bảo vận may cho gia chủ, đặc biệt là vị trí lối ra, cửa nhà.
Cửa nhà trong phong thủy là nơi đón vận khí, rước tài lộc may mắn vào nhà nên nếu trồng cây ở ngay lối đi sẽ chắn lối, cản trở luồng khí tốt vào trong. Lối đi không được thông thoáng và ánh sáng không chiếu được vào trong nhà.
Khế cũng là loại cây đại thụ nên tán lá lớn, trồng trước cửa sẽ che đi tầm nhìn, khiến nhà thiếu khí trời, u ám hơn. Các hệ thống rễ cây dày bám vào tường nhà, lan qua những vị trí khác gây nứt nẻ bề mặt và hỏng lớp sơn. Lá khế rụng sẽ làm mặt tiền mất đi tính thẩm mỹ.
Cây khế nên trồng ở những vị trí nào?
Nếu vẫn muốn trồng khế trong nhà thì có thể tham khảo 1 số vị trí khác như ngay sân vườn hoặc sau nhà. Nhiều người cho rằng cây khế không đẹp mắt nên không thể hiện sự may mắn. Nhưng thực chất thì khế được người Việt ưa chuộng trồng ở sân nhà giúp gọi tài lộc vào, cũng 1 phần vì “ăn khế trả vàng”.
Trong tín ngưỡng Việt, cây khế cũng là loại cây “chánh pháp” gắn với những người phúc hậu, hiền lành.
Cách trồng và chăm sóc cây khế phong thủy
Cách trồng cây khế
Cây khế rất dễ trồng và nhanh đậu quả, chỉ khoảng sau 100 ngày từ lúc gieo hạt là cây sẽ xuất hiện quả ngay. Bạn có thể mua cây sẵn bán ở cửa hàng để về trồng trực tiếp xuống đất cũng được.
Đất phù hợp để khế phát triển là loại đất mùn tơi xốp với pH 5.5. Ngoài ra có thể trộn cùng phân chuồng và các vỏ xơ dừa, mùn hữu cơ,… để đất thêm dinh dưỡng giúp nuôi cây phát triển nhanh chóng.
Thời điểm thích hợp cho khế sinh trưởng là mùa xuân khi có khí hậu mát mẻ. Bạn cũng cần làm tơi xốp đất trước khi trồng để dễ dàng gieo hạt và cây hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn. Trồng cây trong chậu cũng cần có lỗ để cây thoát nước.
Cách chăm sóc cây khế
Cây khế khá dễ chăm. Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng vào đúng thời điểm cho cây thì cây sẽ lớn và đậu quả nhanh. Cây cao lên tầm khoảng 1 mét thì cắt tỉa cành sâu bệnh, khô héo.
Bạn cũng nên quét vôi bão hòa vào gốc cây để ngăn bọ đục khoét khi tới mùa hanh khô. Từ ngày 20 trở đi, cách vài tháng thì bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng 1 lần.
Trên đây là những chia sẻ trong việc trồng cây khế phong thủy. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết, quyết định thận trọng để mùa và trồng cây khế, giúp rước lộc vào nhà.