0877907790

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi

  1. Thiết kế vườn trồng

Cây ổi dễ trồng, có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, độ pH thích hợp khá rộng, từ 4,5 – 8,0 (Thích hợp nhất ở pH 5,0 – 6,5).

– Thiết kế vườn trồng ổi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài.

+ Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất (đối với đất dốc)

+ Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại.

Tuỳ theo địa hình đất cao hay thấp để thiết kế mương thoát nước cho phù hợp: Mương phụ: rộng 0,3 -0,4 m; sâu 0,3 – 0,4m. Mương chính: rộng 0,5- 0,8m; sâu: 0,5 – 0,8m.

– Xác định mật độ trồng: Mật độ trồng phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: Giống, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc, kỹ thuật cắt tỉa, ….

Khoảng cách cây trung bình là 3,5 – 4 x 2 – 2,5m

  1. Chuẩn bị đất trồng

– Đào hố trồng cây: Kích thước hố trồng 50 cm x 50 cm x 50 cm. Để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy

– Bón lót:

10-15 kg phân chuồng hoai mục

0,5 – 1,0 kg super lân

Toàn bộ hỗn hợp bón lót được trộn đều với phần đất mặt và được lấp đầy trở lại hố, định vị lại vị trí trồng cây (tâm hố). Công việc này phải được hoàn thiện trước khi trồng cây 15 – 20 ngày

  1. Trồng cây

– Thời vụ trồng: Nên chọn thời gian thuận lợi để tỉ lệ sống cao. Các tỉnh miền Bắc nên trồng vào vụ xuân, T3-T4 hoặc mùa thu tháng 8-9

– Trồng cây: Xé túi bầu cây giống, lưu ý tránh làm vỡ bầu, xới đất đặt cây giống vào vị trí đã xác định (tâm hố), cắm cọc buộc cây để tránh gió lay gốc.

– Tưới nước, giữ ẩm (tủ gốc) cho cây mới trồng

Lưu ý: Sau trồng thường xuyên thăm vườn, duy trì độ ẩm trong khoảng 1 tháng, kịp thời trồng dặm cây chết, cây có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém, đảm bảo mật độ trồng

  1. Chăm sóc

Chăm sóc thời kỳ KTCB

Là giai đoạn kiến thiết nên bộ khung tán cho cây ( 1 – 2 năm sau trồng). Khâu kỹ thuật quan trọng trong giai đoạn này là cắt tỉa tạo tán.

– Cắt tỉa tạo bộ khung, tán:  Khi chiều cao cây đạt 50 – 60 cm, bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 đạt 30 – 40 cm, bấm ngọn tạo cành cấp 2. Tiếp tục tạo tán ở giai đoạn KTCB. Tỉa bỏ hoa và quả non để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi loạc lá để tạo bộ khung tán cho cây.

–  Bón phân:

Ổi yêu cầu nhiều phân, do đó cần cung cấp liên tục cho cây từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn, lượng phân bón tuỳ theo tuổi của cây. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản nên ngâm phân để tưới

Năm thứ 1: Lượng phân bón trong năm đầu khoảng 150 gam ure + 200 gam supelân + 150 gam kaliclorua. Cây trồng được 15-30 ngày thì bắt đầu tưới phân, chia làm 4-6 lần/năm.

Chăm sóc thời kỳ kinh doanh

Giai đoạn kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi, cây bắt đầu cho trái ổn định)

– Cắt tỉa hàng năm: Cắt tỉa cành là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả nói chung và cây ổi nói riêng Cắt tỉa cành được coi là khâu kỹ thuật nền cho việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiếp theo. Thực hiện cắt tỉa đúng phương pháp và đúng thời điểm giúp cân bằng sinh trưởng cho cây, hạn chế sâu bệnh hại.

Đối với cây ổi, muốn ra trái nhiều, trái to, dễ thu hoạch và chăm sóc, cần chú ý cắt tỉa tạo tán cho cây ngay sau khi trồng. Khi cây phát triển được 4-5 cặp lá non thì tiến hành bấm ngọn, vặt bớt lá già, tiếp tục như thế vài lần để cây tạo nhiều cành. Nếu cây ra hoa thì tỉa bỏ. Mặt khác, việc tỉa bỏ cành mọc yếu, rậm rạp cần thực hiện thường xuyên. Trên cây chỉ giữ lại 1 số cành tốt mọc từ thân, cho trái đều, hướng đầy đủ ánh sáng. Như vậy cây thường thấp và có tán cân đối.

Đến năm thứ 2, vào đầu mùa mưa, cắt hết ngọn ở độ cao 1m cách mặt đất, tạo mặt bằng để dễ xử lý ra hoa và hái trái. Vào các năm kế tiếp, sau mùa thu hoạch cũng cưa ngắn các nhánh, giữ cây cao hơn năm trước không quá 50 cm.

– Bón phân

Lượng bón: 

Tuổi cây (năm) Lượng phân bón/cây/năm
Phân chuồng (kg) Phân hữu cơ vi sinh (kg) Đạm urê (g)
Lân supe (g)
Kaliclorua (g)
2  – 3 30 – 50 2 – 3 250-300 350-400 250-350
4 – 5 > 50 3 – 5 400-500 500-600 400-550
6 – 7 > 50 650-800 800-1200 650-1000

+ Đợt 1 bón sau khi cắt tỉa vào tháng 1 (chuẩn bị cho cây ra lộc xuân): 40% ure + 50% supelân + 20% Kali + 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% phân hữu cơ. Rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20 – 30 cm, sâu 10 – 15 cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất

+ Đợt 2 vào tháng tháng 4 (thúc hoa, quả): 20% ure + 50% supelân + 30% kali

+ Đợt 3 bón vào tháng 6 (thúc hoa, quả): 30% ure + 20% kaliclorua

+ Đợt 4: bón vào tháng 8 (thúc quả và dưỡng cây): 20% ure + 20% kaliclorua

Đối với bón đợt 2, 3 và 4, có thể hòa phân với nồng độ 0,3 – 0,5% tưới xung quanh hình chiếu của tán hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất.

–  Bao quả:

Dùng bao xốp bên trong, bao nilon có dục lỗ bên ngoài khi quả có đường kính khoảng 3,0 – 3,5cm. Bao vào ngày thứ 2 sau khi xử lý sâu bệnh bằng cách phun thuốc trừ sâu bệnh.

5. Sâu bệnh hại: Câu cấu xanh lớn, Sâu ăn lá: Sâu cuốn lá, Rầy phấn trắng, Rệp phấn), Sâu đục trái, Bệnh muội đen, Bệnh thán thư, Bệnh thối trái

Bài viết liên quan