I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.
1.1. Rầy mềm
Đặc điểm gây hại
Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển
Biện pháp phòng trừ.
Bảo tồn các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm…
Trồng xen cây trồng khác như bắp, đậu nành. Tạo điều kiện cho thiên địch của rầy cư trú.
Cắt tỉa cành bì rầy tấn công, vệ sinh vườn sạch sẽ. Không nên bón nhiều phân đạm, tưới đủ ẩm trong mùa khô.
Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt.
Rầy mềm có tính kháng thuốc cao, khi thấy vài con trên 1 đọt non cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin…
1.2. Rệp dính, rệp vảy.
Đặc điểm gây hại
Rệp vẩy chích hút nhựa cây và bài tiết mật làm xuất hiện nấm bồ hóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quang hợp.
Kiến đen và ong ngoài ăn theo còn phát tán trứng hoặc mầm mống của rệp đi khắp cây.
Biện pháp phòng trừ.
Vặt tỉa sát cuống những lá có nhiều rệp đu bám và tập trung đem đốt tiêu hủy, đồng thời cần cắt tỉa cành lá nhằm tạo độ thông thoáng.
Cần tưới bù nước ngày 1 lần, trong 10 ngày liền.
Dùng thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozin…
1.3. Rệp phấn trắng.
Đặc điểm gây hại.
Gây hại khi trái còn non, chích hút trên cuống trái và trái.
Thường tập trung với mật số cao trên các chùm trái dầy chặt
Trên lá: Rệp phấn trắng chích hút làm lá bị quăn queo.
Trên trái non: nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển nhưng ăn không ngon, ăn nhạt, chua.
Trên trái đã lớn: Rệp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng phát triển, trái bị phủ một lớp bồ hóng, mầu đen bẩn.
Biện pháp phòng trừ.
Vệ sinh vườn thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá… để vườn luôn thông thoáng.
Không nên trồng với mật độ quá dầy.Cắt tỉa cành thông thoáng sau khi thu hoạch. Phun nước bằng vòi phun có áp lực cao.Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển.
Để diệt trừ rệp bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml/8 lít, dầu D-C Tron plus 98,8 EC;
1.4. Ruồi đục trái ổi
Đặc điểm gây hại.
Ruồi nở ra đục ăn trong trái, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng trái rụng hàng loạt.
Trong 1 trái có thể có nhiều con ruồi phá hại. Khi trưởng thành ruồi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng.
Biện pháp phòng trừ.
Sử dụng bao trái, bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.
Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.
Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn.
Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận
1.5. Sâu đục trái.
Đặc điểm gây hại.
Sâu non ăn lá và ăn vào trái nơi đài hoa, đục phá làm rụng trái.
Biện pháp phòng trừ.
Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu.
Dùng túi bao bọc ổi bao ngoài trái sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái.
Thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy.
Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,
1.6. Bọ xít hại trái.
Đặc điểm gây hại.
Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và trái non làm cây ổi chết cành và rụng trái.
Biện pháp phòng trừ.
Dùng túi bao bọc ổi bao ngoài trái sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái.
Thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy.Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,`
1.7. Sâu đục cành
Đặc điểm gây hại
Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành.
Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.
Biện pháp phòng trừ.
Tiêm các loại thuốc trừ sâu hay nhét thuốc hạt trộn với cát vào lỗ đục.
II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY.
2.1. Bệnh ghẻ
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Venturia inaequalis gây ra. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại.
Triệu chứng bệnh.
Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian thì các sợi tơ biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ.
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá.
Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ.
Sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan.
Không trồng quá dày làm vườn cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao trong vườn
Phun các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Azoxystrobin, Benomyl, Metalaxyl… phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện.
2.2. Bệnh thán thư
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Glomerella psidii gây ra.
Triệu chứng bệnh.
Nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy điều kiện môi trường.
Trên lá nấm tạo thành các đồm bệnh màu tím ở giữa hoặc ở bìa, chóp lá làm cho lá bị cháy từng mảng.
Ngọn cây bị nấm gây hại biến màu nâu thẫm lan dần xuống phía dưới làm ngọn khô quăn, lá rụng, trời ẩm sinh các ổ nấm màu đen.
Nấm hại quả từ khi còn non đến trái già. vết bệnh nối liền nhau, vùng trái bị bệnh trở nên cứng, sù sì như những vết ghẻ.
Trái bị bệnh biến dạng và dễ rụng, giảm phẩm chất nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng.
Thu dọn, tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.
Khi bệnh phát sinh phun các thuốc gốc đồng (Zincopper 50WP, Canthomil 47WP), Carosal 50SC, Cantox-D 35WP, thuốc gốc Metalaxyl.
2.3. Bệnh đốm lá
Nguyên nhân gây bệnh.
Do nấm Cercospora psidii gây ra. Bệnh có thể phát sinh quanh năm, thường nhiều vào các tháng nóng và khô, cây chăm sóc kém.
Triệu chứng bệnh.
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu với mép viền nâu đậm. Chỗ vết bệnh có thể rách đi làm lá bị thủng lỗ chỗ.
Lá bị nặng, biến vàng và rụng.
Biện pháp phòng trừ.
Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưởng tốt.Thu nhặt, tiêu hủy các lá bị bệnh.
Phun các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Mancozeb, Chloropthalonil.
2.4. Bệnh đốm rong
Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh do rong Cephaleuros mycoides hay C. virescens phát triển và gây bệnh trên lá, trên trái vào mùa có ẩm độ cao.
Triệu chứng bệnh.
Các đốm rong thường nhỏ hơn đốm do nấm Cercospora gây ra và có màu từ xanh đậm đến nâu hay đen. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 3 – 5mm, trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch hoặc nâu đen.
Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây, trên nhánh và cành non, bệnh làm nứt vỏ, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển. Nhiều đốm bệnh có thể liên kết lại thành mảng lớn.
Vết bệnh chuyển dần sang màu xanh xám
Biện pháp phòng trừ.
Quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Không trồng với mật độ quá dày, cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây.
Thăm vườn thường xuyên, quản lý tốt nhện và côn trùng gây hại.
Thường xuyên tỉa bỏ cành, lá già đã bị bệnh phía dưới gốc, cành bị sâu bệnh, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, đồng thời làm cho vườn có độ thông thoáng.
Bón phân cân đối và đầy đủ cho vườn cây, không nên phun phân bón lá định kỳ, đẽ làm cho trái bị nhiễm bệnh, nước nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh để cây luôn phát triển tốt.
Phun các loại thuốc gốc đồng như: Copper Zinc 62 BHN, Copper-B 65 BHN nồng độ 0,2-0,3%; Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,%.
2.5. Bệnh đốm mắt ếch.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Cercospora psidii-Lớp: Deuteromycetes gây ra.
Bệnh có thể phát sinh quanh năm, thường nhiều vào các tháng nóng và khô, cây chăm sóc kém.
Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu với mép viền nâu đậm. Chỗ vết bệnh có thể rách đi làm lá bị thủng lỗ chỗ.
Lá bị nặng, biến vàng và rụng
Biện pháp phòng trừ.
Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưởng tốt
Thu nhặt tiêu hủy các lá bệnh
Phun các thuốc CAROSAL 50SC, CANAZOLE SUPER 320EC, Mancozeb, Chloropthalonil
2.6. Bệnh héo khô
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 30oC. Nấm tồn tại trên cây bệnh ở dạng sợi và bào tử, lây lan theo nước mưa và gió, xâm nhập vào cây qua các vết sây sát.
Bệnh phát sinh nhiều trong mùa mưa.
Triệu chứng bệnh.
Bệnh hại trên lá, cành và rễ. Trên lá bệnh tạo thành những vết màu nâu, sau lan rộng ra làm cả lá biến vàng rồi khô và rụng.
Trên cành vết bệnh màu nâu đen, lúc đầu nhỏ sau lan rộng bao quanh cả cành. Chỗ vết bệnh vỏ cành bị nứt tróc ra, lá rụng, cuối cùng cả cành bị héo khô. Nhiều cành bị bệnh có thể làm chết cả cây.Nấm còn phá hại rễ làm cây sinh trưởng kém và có thể làm chết cây.
Biện pháp phòng trừ.
Cắt bỏ tập trung tiêu hủy cành bệnh
Vườn cần thoát nước và bón thêm vôi
Đầu và cuối mùa mưa dùng thuốc Bordeaux và các thuốc gốc đồng (Zincopper 50WP, Canthomil47WP), phun đẫm vào thân cây hoặc tưới vào gốc.
2.7. Bệnh rỉ sắt.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Puccinia psidii gây ra. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém.
Triệu chứng bệnh.
Bệnh hại trên lá, cành non và trái. Trên lá bệnh tạo thành những đốm nhỏ màu nâu rỉ sắt ở mặt dưới lá, đôi khi vết bệnh nhiều chi chít và liên kết nhau tạo thành mảng lớn, lá vàng và rụng.
Biện pháp phòng trừ.
Đốn tỉa cành lá cho cây thông thoáng, ngắt bỏ và tiêu hủy các lá và ngọn bị bệnh.
Phun các thuốc Canazole Super 320 EC, hỗn hợp Đồng và Zineb (Zincopper 50WP), hổn hợp Zineb và Sulfur, triadimefon.
2.8. Bệnh sương mai
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Phytophthora parasitica gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời mưa nhiều, cây có cành lá rậm rạp. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm trái khuất trong tán lá.
Các vết chích hút của sâu trên trái, tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng bệnh
Trên trái bệnh tạo thành những đốm nâu tròn, khi trái lớn thì vết bệnh cũng lớn lên và lan dần khắp trái làm trái bị thối nhũn, có mùi hôi chua và rụng. Khi trời ẩm, trên vết bệnh sinh lớp tơ nấm màu trắng.
Biện pháp phòng trừ.
Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá cho thông thoáng, thu gom quả bị bệnh tiêu hủy.
Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch nếu trời mưa nhiều nên phun phòng bệnh bằng các thuốc gốc Metalaxyl, Benomyl, Mancozeb.
2.9. Bệnh thối đen.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Phyllosticta psidijcola gây ra.
Triệu chứng bệnh
Bệnh xuất hiện khi trái đã lớn. Vết bệnh lúc đầu là 1 đốm tròn nhỏ màu nâu, sau đó phát triển lớn dần lên thành hình bất định. Chính giữa vết bệnh có những vòng đồng tâm chứa những bụi đen của bào tử.
Khi cắt trái lột vỏ ngay vết bệnh, thấy nấm ăn sâu vào thịt trái thành lõm có màu từ xanh đen đến đen.
Biện pháp phòng trừ.
Thu dọn trái bệnh, không dùng trái bệnh ủ làm phân hữu cơ do chứa nhiều bào tử bệnh có thể lây lan rộng.
Cắt tỉa cành lá định kỳ giúp thông thoáng, giảm ẩm thấp để nấm bệnh không có điều kiện phát triển mạnh.Phun thuốc CarosaL 50SC, Benomyl, metalaxyl.