Đúng với cái tên của mình, cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữ các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ gìn hòa khí, gia tăng sự sung túc. Vì vậy, cây thường được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện sự yêu thương và mong muốn người nhận nhận được những điều tốt đẹp nhất.
1. Cây hạnh phúc là cây gì?
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra loại cây này là ở khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc và Đông Nam Á. Chứng kiến vẻ đẹp của cây khi ra hoa với những tán lá dày, xanh mướt, người xưa đã quyết định mang giống cây lạ này về trồng tại nhà như một món trang trí.
Về đặc điểm hình thái, cây hạnh phúc có chiều cao tới 3m. Tuy nhiên, khi được trồng trong nhà, cây hạnh phúc có kích thước nhỏ hơn so với môi trường tự nhiên, chỉ 1,4 – 1,6 m. Lá cây được ghép lại như hình trái tim, rất đáng yêu. Lá cây hạnh phúc thường mọc xum xuê, lá non có màu xanh nhạt và sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi lớn thêm.
Hoa hạnh phúc mang màu trắng tinh khôi, sau khi đơm hoa, cây sẽ ra quả dáng hình đậu. Nếu đặt cây trong môi trường văn phòng, cây hạnh phúc thường có lá cây xanh nhạt, phát triển chậm hơn, tán lá cũng thưa hơn và hiếm ra hoa.
2. Công dụng của cây hạnh phúc
Mang những ý nghĩa tốt đẹp nên cây hoa hạnh phúc thường được trồng trong nhà như một loại cây trang trí, làm đẹp cho không gian thêm tươi mới và tràn đầy sức sống. Đặt một chậu hạnh phúc ở phòng ngủ, phòng làm việc tạo nét đẹp độc đáo, truyền cảm hứng cho bạn đấy.
Giống như bất kỳ loại cây cảnh trong nhà nào, cây hạnh phúc với tán lá xum xuê cùng là trợ thủ đắc lực giúp cung cấp lượng oxi lớn cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, cây còn có khả năng hấp thụ những chất độc hại mà con người, máy móc thải ra, thanh lọc không khí một cách hiệu quả, đem lại sự an toàn, khỏe mạnh cho các thành viên trong gia đình, văn phòng.
Đúng với cái tên của mình, cây hạnh phúc được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữ các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ gìn hòa khí, gia tăng sự sung túc cho cả gia đình. Vì vậy, cây thường được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện sự yêu thương và mong muốn người nhận nhận được những điều tốt đẹp nhất.
3. Ý nghĩa cây hạnh phúc
Mang sắc xanh chủ đạo, cây hạnh phúc mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hy vọng mãnh liệt với cuộc sống. Trồng cây hạnh phúc trong nhà thể hiện sự tinh tế và độc đáo trong tính cách gia chủ.
Cây hạnh phúc là dòng cây cảnh cao và đẹp. Những tán lá cây xanh tươi khiến cho không gian quanh cây xanh mát, giúp điều hòa không khí, làm cho môi trường trở nên trong lành hơn… Sự có mặt của cây hạnh phúc trong nhà giúp chúng ta cảm thấy thư thái, yên bình, giải tỏa căng thẳng sau những giờ lao động và làm việc mệt mỏi.
4. Cây hạnh phúc hợp tuổi nào, mệnh gì?
Với màu xanh đậm bao phủ, cây hạnh phúc rất hợp với mệnh Kim. Người mệnh Kim khi trồng cây này trong nhà sẽ cân bằng lại được cuộc sống, giúp họ thư thái và có nhiều động lực làm việc hơn. Trong phong thủy, Kim sinh Thủy nên đây cũng là loại cây gắn bó nhiều với người mệnh Thủy, đem đến cho mệnh này nhiều may mắn, tài lộc. Thực tế, cây hạnh phúc để bàn hợp với 12 tuổi theo 12 con giáp. Do đó, ai cũng nên sở hữu loại cây này trong nhà để gia tăng sung túc.
5. Cách chăm cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc với ý nghĩa phong thủy tốt lành là người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi nhà. Cây phát triển khỏe mạnh sẽ giúp may mắn ùn ùn ngõ cửa, do đó, cần lưu ý những bước chăm sóc cây dưới đây:
– Đất trồng: Tiêu chuẩn đất trồng cho cây hạnh phúc là phải tơi xốp, màu mỡ. Để cho ra đất trồng đáp ứng được tiêu chí trên, bạn nên trộn đất với xơ dừa, đất thịt, chấu cùng các loại phân tổng hợp.
– Nước: Tùy vào điều kiện môi trường cũng như thời tiết mà ta cung cấp cho chúng một lượng nước nhất định. Do cây thuộc loại ưa nước trung bình, nếu ít nước cây sẽ bị vàng lá, còn nhiều nước cây sẽ bị thối rễ và chuyển sang màu đen kém may mắn. Vì vậy, cần phải luôn giữ độ ẩm cho đất trồng. Trong môi trường văn phòng, điều hòa, nên tưới đều đặn 1 lần/ tuần. Khi nhận thấy đất chuyển sang khô thì để thêm 2 – 3 ngày cho đất khô hẳn rồi tưới thêm 1 lần nữa.
– Ánh sáng: Bản chất cây hạnh phúc là ưa nắng nhất là ánh nắng vào buổi sáng trước 8h và sau 17h. Cây nên để trong hiên, dưới bóng điện và ở chỗ thoáng mát để cây phát triển tốt.
– Nhiệt độ: 18 – 25 độ C là khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây sinh trưởng. Tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với những nơi có nhiệt độ lớn hơn 40 độ, cây sẽ bị mất nước và dần dần héo úa.
– Phân bón: Bón phân nên theo chu kỳ phát triển của cây. 3 đến 4 tháng cần bón thúc một lần với phân chuồng, vỏ cà phê và đậu phộng. Đến giai đoạn ra hoa, cung cấp cho cây thêm một lượng kali nhất định và thêm DAP khi cắt hoa.
– Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc, cần phát hiện, loại bỏ những nhánh cành kém phát triển và trị bệnh rày, đốm lá, thối rễ.