0877907790

Nguyên nhân cây kim ngân bị vàng lá

Cây Kim Ngân là một loại cây cảnh được ưa chuộng hàng đầu, trang trí ở nhiều nơi. Cây dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ những bệnh thường gặp của cây Kim Ngân thì sẽ gặp vấn đề khi chăm cây. Cây Kim Ngân bị nhiễm bệnh dẫn đến chết cây không chỉ làm mất tiền và công của bạn, mà còn là điềm báo xấu trong phong thủy.

Do đó, cần có biện pháp cứu chữa cây kịp thời. Cùng theo dõi bài viết này để có thêm thông tin nhé.

Cây Kim Ngân bị vàng lá, úa lá

Cây Kim Ngân thường dễ bị vàng lá, úa lá bởi nguyên nhân sau:

  1. Độ ẩm thấp, thời tiết khô nóng.
  2. Chịu nắng quá gắt, trồng gần nơi có nhiệt độ cao như bóng đèn dây tóc, bếp lửa,…
  3. Di chuyển thường xuyên qua lại những nơi có nhiệt độ đối nghịch (từ nóng sang lạnh, …)
  4. Bón phân quá nhiều hoặc quá ít, thiếu nước nghiêm trọng.

Tùy vào lý do mà chọn cách khắc phục cho phù hợp:

  1. Tăng độ ẩm bằng cách phun sương cho cây (có thể dùng bình xịt) ngày 2-3 lần.
  2. Không đặt cây nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, không gần bếp lửa, …
  3. Tránh di chuyển cây nhiều lần, chọn nơi đặt chậu cố định.
  4. Điều chỉnh lượng phân bón vừa phải, tưới vừa đủ ẩm cho cây, tránh nơi gió mạnh.

Khi nhận thấy lá cây Kim Ngân đổi màu vàng úa, người trồng nên cắt bỏ các lá, nhặt sạch lá rơi ở gốc để tránh tạo điều kiện cho các bệnh khác tấn công.

Bệnh đốm lá ở cây Kim Ngân

Bệnh đốm lá ở cây Kim Ngân có thể là sự báo hiệu của việc cây thiếu chất dinh dưỡng, nhất là kali. Bạn nên bổ sung kali cho cây bằng cách pha loãng cùng nước và tưới quanh gốc.

Rầy và rệp tấn công cây cũng làm cho bệnh đốm lá phát triển. Khi đó, dùng thuốc Diazan để xịt cho cây với lượng vừa đủ. Kết hợp lau lá thường xuyên bằng nước muối pha loãng cho cây sáng, đẹp và khỏe mạnh.

Cây Kim Ngân bị thối rễ

Thối rễ là một trong những bệnh thường gặp của cây Kim Ngân. Đây là hậu quả của việc độ ẩm cao và đất ngập úng nước do người trồng tưới cây quá nhiều.

Nếu bạn nhận thấy cây có dấu hiệu thối rễ, việc đầu tiên là cần lấy cây ra khỏi chậu đất ngay. Dùng dao cạo nhẹ một mảng lớp vỏ cây kiểm tra thân cây còn xanh hay chuyển sang xám nâu. Nếu đã có màu xám nâu thì không thể cứu chữa được nữa.

Trường hợp thân cây vẫn màu xanh, bộ rễ vẫn còn những đoạn khỏe, hãy nhẹ nhàng rũ bỏ sạch lớp đất cũ khỏi rễ cây. Tiếp theo là dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần rễ bị thối. Dùng thuốc trừ nấm bệnh trên lan Ridomil Gold để bôi lên vết cắt nhằm chống thối rễ, thối thân, thối đọt. Cũng có thể pha loãng Ridomil cùng nước và ngâm cả bộ rễ vào khoảng 2-5 phút.

Sử dụng hỗn hợp đất mới để trồng lại cây. Nên trộn thêm tro trấu, xơ dừa để đất vừa giữ được ẩm nhưng vẫn thoát nước tốt. Lưu ý chọn chậu trồng có lỗ thoát nước dưới đáy. Lần trồng mới này bạn nên tuân thủ việc tưới ít nước cho cây, chỉ tưới khi đất trong chậu thật sự khô.

Phần tết bím của cây Kim Ngân bị bệnh

Thân cây Kim Ngân khi còn non, nhỏ khá dẻo, có thể uốn cong thành Kim Ngân Tim hoặc tết bím tạo Kim Ngân Bím. Tuy nhiên, phần bím tết bao gồm nhiều thân cây quấn vào nhau có thể bị các sọc hẹp hoặc dễ thối phần tiếp xúc nhau. Nếu cây nào có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên tháo các thân càng sớm càng tốt. Cây càng nhỏ bạn càng dễ thực hiện, khi cây đã lớn và chắc thân (cứng cáp), cây khó tháo bím. Nhưng bạn yên tâm rằng lúc này cây cũng ít gặp vấn đề hơn.

Ngoài các bệnh thường gặp của cây Kim Ngân, chúng ta còn cần phòng sâu bọ côn trùng hại cây. Ấu trùng bọ rùa và ruồi ichneumon hay bám trên lá cây vào mùa đông, bạn có thể dùng dung dịch xà phòng hoặc rượu để phun xịt đuổi chúng đi. Những con nhện đỏ nhỏ cũng hay đóng mạng trắng mịn ở nách lá, người trồng nên gỡ mạng, đuổi nhện đi. Trường hợp lá và thân cây bị nấm hay ấu trùng ruồi đen gặm nhấm thì phải phủ lớp nền bằng cát mỏng hoặc sỏi mịn và phun thuốc chuyên dụng (mua ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc cây cảnh).

Hi vọng những thông tin ở trên sẽ hữu ích với bạn để phòng và chữa sâu bệnh cho cây Kim Ngân.

Bài viết liên quan