Cây Kim Ngân trong phong thủy
Ý nghĩa phong thủy
Ngay từ tên gọi cũng đã nó lên ý nghĩa đặc biệt của loại cây phong thủy này. Theo nghĩa Hán Việt, “Kim” tức là vàng bạc, là hiện kim, của cải. “Ngân” chính là ngân lượng, tiền của. Hai chữ này đi với nhau ngụ ý, tiền của lúc nào cũng dồi dào, chỉ có tăng lên, không bao giờ mất đi.
Trong phong thủy, lá cây mang tính chất tượng trưng cho Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Chính vì vậy, Kim Ngân có thể duy trì sự cân bằng, ổn định năng lượng tích cực, hòa hợp mọi yếu tố mang đến hạnh phúc, tài lộc và sự thịnh vượng. Hình dáng thân cây là biểu tượng của sự uy quyền, kiên cường, bất khuất.
Cây Kim Ngân tên tiếng Anh là Money Tree – được mọi người xem là cây tượng trưng cho tài lộc, tiền bạc, đem đến sự giàu có cho chủ nhân.
Riêng với loài cây này, số lượng cây trồng trong cùng một chậu cũng mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy:
- Một chậu trồng 5 cây mang ý nghĩa là Ngũ Phúc (Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang).
- Trồng 3 cây trong chậu đại diện cho Phúc – Lộc – Thọ hoặc tượng trưng cho Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa.
- Chậu trồng 1 cây được gọi là “Trụ Thiên” mang ý nghĩa kiến cường, bất khuất. Một chậu cây Kim Ngân để bàn làm việc giống như lời nhắc nhở bản thân luôn phấn đấu hết mình về sự nghiệp, tương lai rạng rỡ.
Cây phong thủy Kim Ngân hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Lá cây xòe 5 nhánh tượng trưng cho Ngũ Hành, tạo nên sự cân bằng về năng lượng. Cho nên, cây Bím Đuôi Sam không tương khắc với mệnh phong thủy nào cả.
Theo các bậc thầy phong thủy, Kim Ngân thuộc về hành Mộc. Có mối quan hệ tương sinh với mệnh Thủy và mệnh Hỏa. Những người thuộc 3 mạng này trồng cây trong nhà sẽ giúp cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, gia tăng các mối quan hệ xã hội, có được sức khỏe tốt, tránh xa bệnh tật.
Thân cây màu nâu tượng trưng cho hành Thổ nên rất hợp với người mệnh Thổ và Kim (vì Thổ sinh Kim).
Kim Ngân cũng hợp với hầu hết các tuổi, nhưng hợp nhất với người tuổi Tuất, tuổi Thân và tuổi Tý. Nó mang lại sự hài hòa, giúp cho đường công danh luôn được hanh thông, công việc luôn thuận buồm xuôi gió. Đồng thời cũng mang đến vận may, cơ hội tốt.
Vị trí đặt cây cảnh Kim Ngân để phát tài
Với cây nhỏ đặt trên bàn làm việc, bàn thu ngân hoặc quầy lễ tân sẽ giúp công việc, việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, tiền vô như nước. Cây có kích thước lớn thì đặt ở góc Tài Lộc trong phòng khách hoặc đặt ở hành lang, sảnh chờ hay gần cửa ra vào.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân
Kỹ thuật trồng cây
Nhân giống
Phương pháp nhân giống cây Kim Ngân được sử dụng nhiều nhất là giâm cành. Bởi cây cảnh này rất hiếm khi ra hoa và kết quả. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn cành giâm, nên nhớ là cành càng già càng tốt
- Bước 2: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt lấy cành giâm với chiều dài tối thiểu là 15cm (lưu ý là vết cắt phải ngọt để cây liền sẹo nhanh hơn).
- Bước 3: Cắt vát phần gốc, ngâm vào thuốc kích thích tạo rễ khoảng 20 phút
- Bước 4: Cắm cành vào chậu cát đen hoặc đất trộn đã chuẩn bị trước đó (cắm sâu khoảng 5 – 7cm).
- Bước 5: Tưới nước sau khi trồng và đặt cây vào chỗ mát mẻ, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Chuẩn bị đất trồng
Cây Bím Tóc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng điều quan trọng là đất phải màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị đất trồng chuẩn cho cây với tỷ lệ 50% đất, 30% phân trùn quế và 20% trấu mục hoặc vụn xơ dừa. Bạn có thể sử dụng phân trùn quế SFARM chuyên dùng cho cây cảnh.
Có thể mua sẵn đất trồng ở các cửa hàng cây xanh. Sử dụng đất ST2 sẽ kích thích rễ lớn nhanh hơn.
Tiến hành trồng cây Kim Ngân trong chậu
- Chuẩn bị chậu trồng phù hợp với kích thước cây.
- Rải một lớp sỏi dưới đáy chậu để cây thoát nước tốt hơn.
- Cho đất vào 1/2 chậu
- Đặt cây vào giữa chậu rồi cho nốt phần đất còn lại vào. Ấn chặt để định vị cây đứng thẳng.
- Tưới nước cho chậu cây ngay sau khi trồng.
* Lưu ý: Cây mới trồng không nên cho vào phòng lạnh ngay, cũng không đặt luôn ra vị trí mình muốn setup. Hãy để chúng ở nơi râm mát, bao giờ rễ phát triển ổn định thì đem ra vị trí nào tùy thích.
Kỹ thuật chăm sóc cơ bản
Cũng giống như bao loài thực vật khác, để cây Kim Ngân sinh trưởng và phát triển tốt, cho dáng đẹp, lá đẹp cũng phải chăm sóc thường xuyên.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cây có thể sống được ở nhiệt độ từ 4 – 40 độ C, nhưng nền nhiệt thích hợp nhất là 18 – 26 độ C.
Là cây cảnh trồng trong nhà nên chắc chắn Kim Ngân vẫn sinh trưởng và phát triển tốt với ánh sáng của đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, vẫn phải cho cây đón ánh sáng mặt trời. Cứ 10 ngày cho cây ra tắm nắng 1 lần để hấp ánh sáng tự nhiên, giúp chúng phát triển tốt hơn.
Tưới nước
Đây là loài cây ưa ẩm, nhưng thực tế bạn không cần tưới quá nhiều. Cây trồng trong nhà thì 3 – 4 ngày tưới 1 lần. Với cây trồng ngoài vườn chỉ tưới khi 2,5 – 5cm bề mặt đất đã khô. Vào mùa Đông, việc tưới nước sẽ giảm bớt cả về lượng nước và số lần tưới.
Bón phân
Cây sinh trưởng mạnh vào mùa Xuân và mùa Hè. Thời điểm này cần bón phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai mục để cây sinh trưởng tốt. Vào mùa Thu và mùa Đông sẽ hạn chế bón phân.
Nếu khi trồng bạn đã dùng đất phối trộn sẵn phân dinh dưỡng (SFARM) thì không cần lo lắng về vấn đề này. Cây đã được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển đến khi thay chậu mới.
Nếu cần bón thúc, chúng ta sử dụng phân NPK 20-20-15 hòa với nước (100g hòa với 10 lít nước). Với những cây lớn có thể bón khoảng 1 thìa phân cách gốc 5 – 7cm.
Thay chậu
Cây cần thay chậu sau 2 năm trồng hay khi thấy rễ đã mọc ra ngoài đáy chậu hoặc kích thước cây quá to với với chậu trồng. Nhiều người nghĩ sao không chọn chậu to để trồng, không phải thay nhiều lần. Theo kinh nghiệm của các thợ làm vườn lâu năm của Cây Ba Miền, trồng chậu to, cần đất nhiều, đất sẽ giữ ẩm lâu và có thể làm cây bị thối.
Phòng trừ sâu bệnh
Loại cây cảnh trong nhà này ít khi bị sâu bệnh hại. Một số vấn đề thường gặp là: lá cây Kim Ngân bị vàng, héo và rụng lá, bị xoăn hoặc bị đốm vàng ở lá,…. Nguyên nhân chủ yếu là cây bị dư nước hoặc thiếu nước và vấn đề về độ thông thoáng.
Bạn nên cắt tỉa để cây thoáng hơn, đặt chậu ra nơi mát mẻ, không khí trong lành, tránh gió mạnh và tránh ánh nắng trực tiếp. Chú ý tưới nước đầy đủ hoặc ngưng tưới nước dựa theo độ ẩm của đất.
Đợi cây khỏe lại thì dùng đạm hoài loãng với nước (nồng độ thấp) để tưới cho cây, giúp lá nhanh chóng lấy lại sắc xanh. Sau một thời gian thì nên tiến hành thay chậu.