Nếu bạn là tín đồ cây cảnh chắc hẳn bạn sẽ biết đến cây Kim Ngân, đây là loài cây mang lại may mắn, tài lộc và còn có thể đuổi muỗi cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cắt tỉa cây Kim Ngân đúng cách để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn các cách cắt tỉa cây Kim Ngân trong bài viết dưới đây.
Cách cắt tỉa cây kim ngân đúng cách
Khi nào nên cắt tỉa cây kim ngân?
Cây Kim Ngân là loại cây thân gỗ nhỏ nhưng thân cây lại mềm dẻo, bạn có thể dùng cây để trang trí hàng rào hay làm mái hiên che nắng.
- Nên cắt tỉa cây Kim Ngân vào mùa thu hoặc mùa đông, từ tháng 4 đến tháng 6 khi các dây leo ít hoạt động. Tốt hơn hết, hãy cắt tỉa cây sau mùa hoa rụng để đảm bảo cho việc phát triển và nở hoa của cây diễn ra thuận lợi.
- Bên cạnh đó, để tăng năng suất, giảm sự phát sinh của sâu bệnh, nên loại bỏ các cành già, cành bị bệnh hằng năm. Việc làm này sẽ ngăn cản sự phát triển một cách hỗn loạn của cây.
Việc cắt tỉa cây Kim Ngân là cần thiết để tạo ra một hàng rào hay một mái hiên xanh tươi và ngập sắc hoa Kim Ngân.
Cách uốn cây kim ngân
Theo lời khuyên của những người trồng cây Kim Ngân lâu năm, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào khoảng tháng thứ 6 tính từ lúc gieo hạt. Lúc này thân cây còn nhỏ, có độ mềm dẻo nhất định sẽ dễ dàng cho việc uốn và tạo dáng.
- Không nên uốn khi cây còn non sẽ làm cây bị chết, cũng không nên uốn khi cây đã lớn vì cây sẽ dễ bị gãy. Uốn cây trong vòng 6 tháng là bạn có thể đưa cây vào chậu và trồng bình thường.
- Bên cạnh đó, tháng 7 cũng là tháng thích hợp nhất để uốn cây Kim Ngân, thời gian này cây phát triển mạnh, ra nhiều chồi mới, thân cây cũng đủ cứng cắp và thời tiết cũng rất thuận lợi.
Cách tạo dáng cây kim ngân
Khi cây đã đủ 6 tháng, dùng dây để cố định và bắt đầu uốn cây. Để việc uốn cây diễn ra dễ dàng hơn, bạn cần loại bỏ các cành lá mọc quá thấp và các cành lá sát nhau. Song song đó, muốn tạo dáng thân uốn chéo vào nhau, bạn hãy bắt đầu quấn dây vào thân cây rồi cắm một dây vào mâm. Sau đó tạo một điểm cố định và uốn thân chéo vào nhau như các tết sam.
Một điểm mà chúng tôi muốn lưu ý bạn là đường quấn chéo phải thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây. Bạn cũng không nên quấn quá chặt hay quá lỏng, bởi vì quấn chặt sẽ làm thân cây không thể phát triển, còn quá lỏng thì cây sẽ không tạo được dáng uốn hình tết sam.
Khi đã uốn dây kẽm được ⅓ đường kính của vỏ cây cũng là lúc thích hợp nhất để bạn tháo dây kẽm ra, nếu tháo muộn sẽ để lại vết hằn trên thân của cây làm mất đi vẻ đẹp vốn có. Muốn tháo dây ra dễ dàng bạn tháo từ phần trên xuống dưới. Hơn nữa, để duy trì vẻ đẹp của cây và phần thân đã uốn bạn nên thường xuyên cắt tỉa các cành lá nằm sát nhau.
Lưu ý khi thực hiện cắt tỉa cây kim ngân
Bạn nên sử dụng dao, kéo hoặc đồ chuyên dụng để cắt tỉa cây Kim Ngân. Khi cắt phải dứt khoát để vết cắt mịn sẽ nhanh liền sẹo, tránh bị hư ở chỗ cắt. Trong trường hợp cây bị hư ở phần đã cắt, bạn nên nhanh chóng cắt phần bị hư đi để không lan ra vùng khác. Sau khi cắt tỉa cây Kim Ngân bạn hãy đưa cây ra vị trí có bóng nắng để được nắng chiếu vào.
Cắt tỉa cây kim ngân khi giâm cành
Cây Kim Ngân rất dễ nhân giống, chỉ bằng cách giâm cành là bạn đã có ngay một cây Kim Ngân mới. Khi chọn cành để nhân giống bạn nên chọn những cành càng già thì càng tốt, những cành này cũng cần được cắt tỉa. Nếu cành có mầm mới bạn nên cắt hết lá xung quanh chỉ để lại mầm để mầm được phát triển tốt, nếu cành đó chưa có mầm mới nào thì bạn cũng cắt hết lá rồi đem cành đi trồng xuống đất.