Cây phát tài núi là gì?
Cây Phát Tài Núi còn được gọi là Cây Đại Lộc, có tên khoa học là Dracaena draco L có chiều cao trung bình từ 1 – 5m. Đây là loại thân cây gỗ với nhiều phân cành từ gốc và có rễ phụ mọc từ thân. Với đặc điểm ưa sáng, nhu cầu nước thấp, việc chăm sóc cây không mất quá nhiều thời gian.
Công dụng của cây Phát Tài Núi
Cây Phát Tài Núi có thân cây uyển chuyển cùng với những cụm tán lá xanh mướt bên trên thích hợp để làm tiểu cảnh sân vườn hoặc ban công, sân thượng,…Ngoài ra, người ta cũng thích trồng cây trong chậu sứ để trang trí trong nhà, văn phòng làm việc, quán cà phê, nhà hàng…
Cây vừa tạo điểm nhấn cho không gian thêm sinh động, vừa tạo bóng mát, thanh lọc không khí, mang đến một môi trường sống thư thái, dễ chịu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trồng Phát Tài Núi trong nhà giúp giảm lượng khí CO2 và các chất độc, khí bụi, đem lại một môi trường sống và làm việc tốt nhất.
Cây Phát Tài Núi không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc và làm đẹp cho không gian sống của gia chủ mà còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy rất tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây Phát Tài Núi
Cây phát tài núi là cây có sức sống bền bỉ và luôn xanh tươi bởi cụm lá mang lại không gian thoáng mát và tràn trề sinh khí. Chính vì thế, loại cây này mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ nên được trồng nhiều trong các gia đình. Bên cạnh đó, theo đúng tên gọi là cây “Phát Tài”, loại cây này sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong sự nghiệp và may mắn trong cuộc sống.
Cây Phát tài núi hợp mệnh nào?
Cây phát tài núi thuộc hành mộc nên nó phù hợp với các mệnh Thủy, Mộc, Hỏa. Theo ngũ hành thì Thủy sinh Mộc. Vậy nên người mệnh Thủy trồng cây phát tài núi sẽ giúp gia chủ tốt về tiền tài, danh vọng.
Người mệnh Mộc trồng cây này sẽ giúp gia chủ có được nguồn năng lượng tốt cho cuộc sống gia đình, kết giao được nhiều bạn bè, đồng nghiệp tốt.
Trong ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa. Vì vậy người mệnh Hỏa trồng cây Phát tài núi sẽ mang lại nguồn năng lượng về sức khỏe và bình an.
Cách trồng cây phát tài núi
– Nhân giống cây phát tài núi: bằng phương pháp giâm cành. Lưu ý chọn giống cây tốt không có sâu bệnh, dáng cây đẹp. Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ (lá mọc vòng quanh thân). Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên để đảm bảo mầm non ra chồi khỏe mạnh.
– Đất trồng: chọn đất màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt. Nên trộn hỗn hợp đất thịt, xơ dừa, tro trấu, mùn cưa và phân hữu cơ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Khi chọn chậu trồng cây phát tài núi cũng lưu ý chọn chậu vừa vẹn với cây, có lỗ thoát nước ở đáy.
Chăm sóc cây phát tài núi
– Cây phát tài núi không có nhu cầu nhiều về nước, chỉ cần tưới nước cho cây 3 ngày 1 lần;
– Là loại cây ưa sáng nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 24 đến 48 giờ hàng tháng.
– Cách 2 năm thì nên bón phân cho cây một lần để cây phát triển tốt hơn.
– Trung bình từ 8 tháng đến 1 năm, người trồng nên thay chậu và đất cho cây một lần để cây sinh trưởng tốt hơn.
– Lưu ý nếu trồng cây phát tài núi để lấy lá thì sau khi trồng 1 năm tiến hành đốn cây, giúp cây ra nhiều nhánh và không phát triển quá cao, giúp việc thu hoạch lá dễ hơn. Nếu trồng với mục đích lấy thân thẳng thì không cần phải đốn thân mà để cây mọc thẳng lên.
Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính; tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết để đảm bảo cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển theo mục đích sử dụng.