ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY PHÁT TÀI 1 GỐC TO
Tên thường gọi: Cây Phát Tài 1 gốc to, cây Thiết Mộc Lan to
Tên khoa học: Dracaena fragrans
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Ruscaceae
Chi (genus): Dracaena
Loài (species): D. fragrans
Nguồn gốc và xuất xứ: Tây Phi, Tanzania và Zambia
Cây Phát Tài 1 gốc to có sức sống mãnh liệt và ít bị hỏng như các cây giâm cành, tuy nhiên giá của cây thì thường đắt hơn nhiều so với các cây giâm cành.
Cây Phát Tài nếu được đem ra ngoài môi trường và trồng vào đất để phát triển thoải mái có thể cao tới 6m. Cây thuộc loại thân gỗ.
Cây có lá mọc xung quanh thân cây thành hình nơ, lá dài gần giống lá cây ngô nhưng ngắn hơn, có màu xanh sẫm và bóng, trên lá có một hoặc hai dải màu dọc từ cuống tới ngọn lá, màu vàng nhạt và đậm dần vào giữa. Cây phát tài có thể ra hoa, hoa màu trắng và rất thơm.
Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY PHÁT TÀI
Ý nghĩa: Trong phong thủy cây phát tài là một trong những loại đứng hàng đầu mang về tài lộc và may mắn cho chủ sở hữu.
2 cây tượng trưng cho tình yêu
3 hoặc 6 cây tượng trưng cho hạnh phúc
5 hoặc 7 cây tượng trưng cho sức khỏe
8 cây tượng trưng cho lộc
9 cây tượng trưng cho sự may mắn nói chung
21 cây tượng trưng cho lời cầu phúc
CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHÁT TÀI 1 GỐC TO
Cây Phát Tài 1 gốc to rất dễ sống và không đòi hỏi phải chăm sóc kỹ lưỡng tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất và sống lâu thì các bạn nên chú ý các điểm sau:
1. VỊ TRÍ
Nên đặt chậu cây thiết mộc lan nơi thoáng, có ánh sáng đạt 60% so với ngoài trời hoặc ánh sáng từ đèn chiếu, ánh sáng thông qua cửa kính văn phòng, cửa sổ.
2. NƯỚC
Tùy vào điều kiện nơi để mà ta tưới nhiều hoặc ít. Ví dụ nếu cây để trong nhà thì thường 1 tuần tưới 1 lần, mỗi lần tưới đủ ẩm đất là được. Khi tưới nên tưới xung quanh và sát thành chậu.
Nếu cây để bên ngoài thì cứ mặt đất khô có thể tưới tiếp.
3. CHĂM SÓC LÁ
Khi cắt tỉa lá phát tài ta cắt tỉa theo hình chiếc lá cắt ở đầu lá để đảm bảo thẩm mĩ. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân không nên cầm tay tước. Lau bụi thường xuyên cho lá
4. DINH DƯỠNG
Đối với cây nhỏ để bàn thì thường không cần quá nhiều dinh dưỡng, nếu thấy cây già lá dài thì ta nên chuyển cây sang chậu lớn, hoặc trồng xuống đất. Ngoài ra không cần thêm phân bón
5. NHÂN GIỐNG
Cây có thể nhân giống bằng nhiều cách như tách thân, gieo từ hạt và phương pháp phổ biến nhất là giâm cành.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA CÂY PHÁT TÀI
– Cây thiết mộc lan khi đăt trong văn phòng kín một thời gian dài thì lá sẽ ngã sang màu xanh hơi vàng nhạt khi cầm chiếc lá sờ sẽ thấy chiếc lá mỏng và khô, không có bóng mượt do thiếu ánh nắng mặt trời.
Nếu chậu đặt trong nhà thì ta có thể di chuyển ra hướng nắng, hòa một lượng phân lân với nước để tưới hoặc nên từ từ di chuyển cây ra nơi nhiều ánh sáng hơn để cây bình phục hiện trạng.
– Cây thiết mộc lan đặt trong môi trường máy lạnh hơi ẩm để lâu sẽ xuất hiện nấm ở cuộn lá xuất hiện những đốm trắng.
Khi bắt đầu xuất hiện ta sẽ xử lý tạm thời bằng cách lấy khăn lau, xịt ngăn ngừa nấm bằng bình xịt muỗi hoặc pha loãng nước rửa chén xử lý hiện trạng. Sau đó theo dõi tình hình phát triển của cây.
Trong hai trường hợp bệnh lý trên, nếu quý khách sử dụng dịch vụ thuê cây xanh văn phòng thì nên báo yêu cầu đổi cây khác. Hoặc nếu quý khách đã mua, thì có thể ký gởi chăm sóc tại nhà vườn.
Ngoài ra cây phát tài còn có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, làm sạch không khí, khử bớt các khí độc sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.