Bệnh thán thư:(Do nấm Glomerella psidii)
Bệnh hại lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá nấm tạo thành các đồm bệnh màu tím ở giữa hoặc ở bìa, chóp lá làm cho lá bị cháy từng mảng. Ngọn cây bị nấm gây hại biến màu nâu thẫm lan dân xuống phía dưới làm ngọn khô quăn, lá rụng, trời ẩm sinh các ổ nấm màu đen. Triệu chứng chết lộc non cũng thường xảy ra. Chồi và lá non có thể bị nấm tấn công, chồi ngọn trở nên hơi tím, sau đó thành nâu đen, khô giòn và dễ gãy. Nấm có thể hại quả từ khi còn non, lúc đầu là những đốm đen nhỏ như đầu kim, về sau phát triển thành đốm tròn màu nâu thẫm, lõm vào thịt trái; giữa vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử. Các vết bệnh nối liền mhau, vùng trái bị bệnh trở nên cứng, sù sì như những vết ghẻ. Quả bị bệnh biến dạng và dễ rụng, giảm phẩm chất nghiêm trọng. Bệnh thán thư là bệnh phổ biến gây tác hại nặng nề nhất cho cây ổi.
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ khoảng 250C, chết ở 500C trong 10 phút. Nấm tồn tại trong bộ phận cây bệnh ở dạng bào tử và sợi nấm, năm sau tiếp tục gây bệnh.
Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, làm cây bị khô ngọn và thối quả nhiều.
Triệu chứng bệnh thán thư trên búp và trên quả
Biện pháp phòng trừ:
– Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng. Thu dọn, tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.
– Khi bệnh phát sinh phun các thuốc: Daconil 75WP, Lilacter 0.3SL, Diboxylin 2SL, Antracol 70 WP, …
Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis)
Nấm thường tấn công trên các phiến lá, cuống lá, hoa và quả non, ít khi tấn công trên các chồi non. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại. Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ.
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá. Trên quả, vết bệnh có hình tròn, rõ nét, màu xanh xám, có các sợi tơ phát triển trên đó. Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ:
– Đốn tỉa cành lá cho cây thông thoáng, ngắt bỏ và tiêu hủy các lá và ngọn bị bệnh
– Bón phân cân đối, hợp lý, bổ sung đủ yếu tố trung, vi lượng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng sức chống chịu, hạn chế tác hại của nấm bệnh.
– Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện phun ngừa bằng bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC pha mỗi loại 30ml/bình 16lít phun kỹ trên và dưới mặt lá, phun ướt đẫm toàn bộ mặt tán. Sau 3-4 ngày phun lại một lần nữa. Đối với những vườn bị bênh nặng phun bằng: Daconil 75WP, Lilacter 0.3SL, Antracol 70WP,,… phun ướt đều lên hai mặt lá, cành, thân cây. Sau 7-10 tiếp tục phun một lần nữa với các loại thuốc trừ nấm trên. Khi cây ra lộc non phải thường xuyên theo dõi nhất là sau khi trời mưa, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho nấm bệnh, rầy rệp phát triển, khi phát hiện phải phun thuốc trừ nấm và trừ rầy, rệp hại lộc, quả non.
Chú ý:
– Vì ổi là lọai trái cây ăn tươi và trên cây có nhiều giai đoạn quả lớn, nhỏ hoặc đang ra hoa vì vậy chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi có mật độ sâu, bệnh đến ngưỡng; sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường; cần đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.