Chắc hẳn với mỗi chúng ta sẽ không còn lạ lẫm với cây bàng, nó được trồng rất nhiều và gắn bó nhiều nhất với lứa tuổi học trò. Ngày nay, cây bàng không chỉ được trồng làm mát, còn được trồng làm cảnh mà còn được biết đến như loại thảo dược quý. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về những công dụng, cách trồng và chăm sóc loại cây này hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Giới thiệu về cây bàng
Cây bàng rất thân quen với học sinh vì thế nó còn được học sinh làm văn với nhiều đề tài khác nhau như tả cây bàng lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 7. Với đặc trưng là cây thân gỗ lớn với tán lá to cho nên chúng ta thường thấy bàng ở những nơi như trường học, công sở hay trên đường phố.
Terminalia catappa là cái tên mà người ta dùng để gọi cây bàng theo cách khoa học. Loài cây này thuộc họ trâm bầu. Rất nhiều người chưa biết đến những công dụng tuyệt vời mà cây bàng mang lại. Nó được xem như một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.
Công dụng của cây bàng
Các bộ phận của cây bàng đều có công dụng riêng từ thân, vỏ, lá, và quả bàng. Cụ thể:
Đối với quả bàng:
Chắc chắn đối với chúng ta sẽ rất thân quen với quả bàng trong trường học. Quả bàng khi chín có màu vàng, có một hạt cứng bên trong.
Khi tách quả bàng ra ăn phần thịt có vị hơi chua nhẹ, nhưng phần nhân hạt lại có vị ngọt. Qủa bàng thường được thu nhặt về phơi khô để lấy phần nhân hạt bên trong dùng làm thức ăn như mứt. Nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, natri…
- Theo nghiên cứu cho thấy quả bàng có công dụng rất tốt cho sinh lý ở nam giới. Nó có thể dùng để phục hồi và điều hòa chức năng sinh lý.
- Chắc chắn sẽ có nhiều người chưa biết đến công dụng của quả bàng đó là nó có thể giúp làm giảm say tàu xe rất hiệu quả. Còn được dùng để điều trị bệnh nhức đầu, bệnh hủi.
Công dụng của lá bàng: Một công dụng của lá bàng đó chính là sử dụng để nấu nước uống như trà để chữa bệnh tiêu chảy. Người ta thường lấy lá bàng phơi lên sau đó đun lên như đun chè hàng ngày. Với cách thực hiện đơn giản mà lại hiệu quả vì thế được nhiều người sử dụng.
Công dụng của vỏ và thân cây bàng: Được người dân sử dụng để chữa các bệnh về dạ dày, hay đau ốm vặt. Ngoài ra nó còn được dùng để trị các bệnh như lợi tiểu và giảm đau đầu.
Các loại cây bàng
Cây bàng Singapore
Trong các loại cây bàng chúng ta cần phải nhắc đến loại bàng Singapore. Với đặc trưng là tán lá lớn và rộng cây bàng Singapore được trồng nhiều ở nước ta. Một ưu điểm là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt nam giúp cho cây phát triển tốt. Vì thế nếu bạn có ý định muốn trồng một cây bàng Singapore thì đây là lựa chọn rất hợp lý. Cây phát triển nhanh trong điều kiện khí hậu phù hợp vì thế bạn cũng không cần quá chăm sóc như những loại cây khác. Cây bàng Singapore có đặc điểm là lá rất lớn và tán lá cũng rất rộng.
Cây bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan với đặc điểm nổi bật đó là vóc dáng nhỏ, các vòm lá của cây bàng rất bắt mắt. Chính vì thế nó được nhiều người lựa chọn, nhất là những người có đam mê về cây cảnh thì không thể bỏ qua được em bàng Đài Loan này. Các cành của bàng Đài Loan rất ngắn, mọc tạo thành các vòm tán vừa phải, không tốn nhiều diện tích.
Cây bàng lá đỏ
Những người yêu thích cây cảnh thì sẽ không thể bỏ qua một em Bàng lá đỏ nhỏ xinh được. Cây bàng lá đỏ thường được người ta trồng làm cây xanh công trình bởi vì đây là loại cây có thể chịu được thời tiết nắng nóng. Chúng được thu hút bởi kích thước lớn và tán lá đẹp, nhất là với những cây sống lâu năm thì tán càng rộng hơn.
Cây bàng vuông
Cây bàng vuông hiện nay đã được đưa vào sách Đỏ của Việt Nam. Đây là loại cây rất hiếm và nó có sự sinh trưởng rất tốt, rất mãnh liệt ở môi trường khắc nghiệt.
Cách trồng cây bàng
Cách trồng cây bàng khá đơn giản, vì đây là loại cây dễ thích nghi, không cần chăm sóc nhiều. Chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái cây chín chỉ cần dùng hạt vùi vào đất ẩm một thời gian cây sẽ nảy mầm. Việc trồng cây bàng cũng không quá phức tạp như những loại cây khác, chỉ cần trồng và tưới nước thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng cũng như ánh nắng thích hợp. Vì đây là loại cây có sự phát triển nhanh cho nên khi trồng bạn nên chọn chỗ đất rộng rãi để cây có thể phát triển tốt hơn.
Qua bài viết về cây bàng hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích để có thể lựa chọn những cây bàng tốt nhất. Đối với những người có đam mê về cây cảnh thì không nên bỏ qua loại cây này vì đây là một trong những cây có cách chăm sóc đơn giản nhất.
Mọi người cũng hỏi
1. Cây bàng cảnh là gì? Cây bàng cảnh (Ficus benjamina) là một loài cây thường được sử dụng làm cây cảnh trong nhà hoặc văn phòng. Đặc điểm nổi bật của cây bàng cảnh là lá mỏng, hình oval và có màu xanh đậm. Cây bàng cảnh cũng có khả năng thích ứng với môi trường trong nhà và có thể trở thành cây cảnh lâu năm.
2. Làm thế nào để chăm sóc cây bàng cảnh? Chăm sóc cây bàng cảnh đòi hỏi một số yếu tố quan trọng:
- Ánh sáng: Đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh ánh nắng mặt trực tiếp quá mạnh.
- Nước: Tưới nước đều đặn và đảm bảo đất ẩm nhưng không quá ngấm nước. Tránh để cây bị ngập úng trong nước.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Cây bàng cảnh thích hợp với nhiệt độ ấm áp và độ ẩm trung bình trong khoảng 60-80%.
- Phân bón: Cung cấp phân bón cho cây hàng tháng, sử dụng phân bón chuyên dụng cho cây cảnh.
- Tưới lá: Thỉnh thoảng, tưới nhẹ lên lá của cây để giữ độ ẩm và loại bỏ bụi bẩn trên lá.
3. Có những loại bàng cảnh phổ biến nào? Có một số loại bàng cảnh phổ biến được sử dụng làm cây cảnh, bao gồm:
- Bàng cảnh lá xanh (Ficus benjamina): Loại cây có lá mỏng, màu xanh đậm và rủ xuống. Thường được trồng làm cây bonsai.
- Bàng cảnh lá tròn (Ficus lyrata): Cây có lá to, hình trái tim và có màu xanh đậm. Đây là loại cây cảnh nổi tiếng và được ưa chuộng.
- Bàng cảnh trắng (Ficus elastica): Cây có lá dày, màu xanh sáng hoặc xanh đen và có các đốm trắng hoặc vàng. Là loại cây bền bỉ và dễ chăm sóc.