Những cây cảnh tưởng chừng như quen thuộc, nhưng khi được qua tay của những nghệ nhân, chúng “lột xác” thành những cây bonsai để trong nhà với dáng đẹp và độc đáo. Tuy nhiên, việc trồng trong nhà cũng cần đảm bảo 1 vài yếu tố để cây được phát triển và giữ dáng đẹp nhất.
Tuyển chọn những cây bonsai để trong nhà đẹp, dễ chăm sóc
Cây Si bonsai
Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh “Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắt, cát tường và sinh khí tốt cho ngôi nhà của gia chủ. Có lẽ vì điều này mà cây Si bonsai rất được ưa trồng trong nhà.
Cây Si để bàn có kiểu dáng độc đáo, nổi bật là phần củ phình to. Do đó ngoài việc trồng đất, các nghệ nhân còn chuyển cây sang thủy canh hóa để làm nổi bật phần củ của cây hơn.
Cây Mai Chiếu Thủy bonsai
Khác với Si bonsai, Mai Chiếu Thủy bonsai có phần thân nhìn chắc khỏe và đậm nét “già cỗi” hơn. Do đó, với những ai yêu thích nghệ thuật bonsai thì Mai Chiếu Thủy là 1 lựa chọn không thể bỏ qua.
Mai Chiếu Thủy được các nghệ nhân tạo tác thành nhiều hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhờ vào phần thân sần sùi, nhuộm màu “thời gian” của mình mà Mai Chiếu Thủy luôn toát lên được vẻ sang trọng, chắc chắn.
Nhờ vào đăc điểm hình dáng như trên, trong phong thủy Mai Chiếu Thủy tượng trưng cho sự bền vững, chắc chắn giúp tăng sự ổn định cho gia chủ.
Cây Ngũ Gia Bì bonsai
Nếu bạn thích một cây bonsai vừa mang nét hoài cổ, vừa có chút nhẹ nhàng trẻ trung thì Ngũ Gia Bì bonsai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Cây có lá xanh tươi, hình dáng hơi thuôn dài mềm mại. Đặc biệt, với mùi hương dịu nhẹ giúp đuổi muỗi nên Ngũ Gia Bì bonsai rất thích hợp để trở thành cây bonsai để trong nhà hữu ích, đẹp mắt.
Không chỉ dừng lại tại đây, trong phong thủy Ngũ Gia Bì bonsai được xem là có khả năng tạo ra nguồn năng lượng tích cực giúp gắn kết các thành viên trong gia đình được hòa thuận. Là loại cây có thể giúp người trồng phát triển sự nghiệp vững mạnh, củng cố được tiền bạc, ổn định tài vận.
Cây Nhất Chi Mai bonsai
Khác với những loại cây hoa thông thường, Nhất Chi Mai mang 1 nét đẹp nhẹ nhàng và đầy phong trần. Là cây thân gỗ nên càng lâu năm gốc cây càng phình to, xù xì già nua, cứng cỏi. Trải qua thời gian, các nghệ nhận đã biết tận dụng nét đẹp tự nhiên của Nhất Chi Mai trở thành một nghệ thuật trong bonsai. Và đó chính là Nhất Chi Mai bonsai.
Cây cảnh là một phần của phong thủy. Với Nhất Chi Mai bonsai cũng vậy, nó được xem là biểu tượng của người quân tử trung tín, tiết tháo, ngoan cường chọc trời khuấy nước.
Cây Hoa Giấy bonsai
Hoa giấy là một loại cây cảnh vốn dĩ đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Nhưng nay nó đã được “lột xác” và mang một diện mạo mới thực sự độc đáo.
So với các năm trước, điểm đặc biệt nhất của năm nay chính là sự “rộ mốt” của những gốc hoa giấy được tạo dáng Bonsai với nhiều kích thước. Tuy nhiên, Hoa Giấy bonsai để bàn và để sàn là được ưa chuộng nhất.
Cây Linh Sam bonsai
Cây Linh Sam hay còn gọi là cây sam núi được giới cây cảnh yêu thích bởi thế cây độc đáo bề ngoài xù xì, khô khan, tạo cảm giác như một vật hóa thạch và chỉ cây này mới có thể tạo dáng lũa rất đẹp mà không phải cây thân gỗ nào cũng có thể làm được.
Những lưu ý khi chăm sóc để có cây bonsai luôn đẹp
Việc bài trí cây bonsai để trong nhà nhằm mang lại sự sinh động trong không gian. Tuy nhiên cần đảm bảo được một số yếu tố để cây bonsai phát triển tốt trong nhà.
Anh sáng:
Cần đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, ban công… nhưng tránh ánh nắng gắt từ mặt trời, đặc biệt là từ 11h30 – 14h30.
Có thể phun sương cho lá cây để cây xanh tốt nhưng không được tưới đẫm để tránh thối rễ.
Thay chậu:
Khoảng 2 năm/lần bạn nên thay chậu để tạo đất mới và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Mỗi lần thay chậu thì nên cắt tỉa bớt rễ để đảm bảo độ thoáng và thoát nước tốt.
Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu.
Cắt tỉa cây:
Cắt tỉa và uốn nắn cây thường xuyên để giúp cây luôn giữ được dáng đẹp và theo ý muốn. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa cây. Vì đây cũng là lúc cây bắt đạu phát triển mạnh.
Diệt trừ sâu bệnh:
Cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu lạ xuất hiện trên bộ phận cây. Vì trong môi trường ẩm ướt sâu bọ và côn trùng rất dễ phát triển gây hại cho cây.
Bón phân cho cây:
Thường xuyên quan sát tình trạng lá cây sẽ cho bạn biết tình trạng dinh dưỡng trong đất. Lá màu vàng, kém xanh tươi là do cây thiếu sắt. Còn nếu có nhiều đốm vàng, cam hay nâu thì trong đất có quá nhiều kali. Dựa trên những đặc điểm trên để kịp thời điều chỉnh lượng phân bón hợp lý.
Vệ sinh cây:
Ít người trồng cây bonsai để trong nhà quan tâm đến việc vệ sinh cây. Nhưng ngoài mục đích thẩm mỹ, vệ sinh cây còn giúp cây phòng tránh các bệnh nấm mốc, rêu, khử bụi trên lá.
Chỉ cần một chiếc khăn sạch thấm nước hoặc bàn chải nhỏ là bạn đã có thể làm sạch các lá trên cây của mình.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng mình về cây bonsai để trong nhà. Chắc chắn là không có điều gì hoàn thiện, kể cả bài viết này. Do đó, chúng mình hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn những ý kiến, chia sẻ từ các bạn dưới phần bình luận bài viết nhé!