Bạn là người yêu thích trồng cây cảnh ăn quả nhưng lại không có nhiều không gian, diện tích đất để trồng? Giải pháp cho bạn đó là chọn những loại cây ăn quả trong chậu, vừa tạo cảnh quan, không gian xanh mát lại có hoa quả sạch để sử dụng.
Những loại cây ăn quả trồng trong chậu, dễ chăm sóc
1. Cây ổi
Cây ổi là loại cây ăn trái trồng chậu phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người lựa chọn bởi dễ trồng. Trái ổi không chỉ ngon mà còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp, chống lão hóa,… lá ổi còn là một trong những vị thuốc dân gian hữu dụng.
Hiện nay có tới hàng trăm giống ổi khác nhau, tuy nhiên để trồng trong chậu bạn nên chọn giống ổi sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Bạn có thể tham khảo một số giống ổi thường được trồng tại nhà như ổi nữ hoàng, ổi Đài Loan hay ổi lê, giống ổi lùn,…
Ổi là loại cây trái không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ sinh trưởng tốt ở đất xốp và dễ thoát nước. Để trồng cây ổi trong chậu bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất với các loại phân bò hoại mục, phân gà, mùn hữu cơ,… Ổi dễ trồng ở nhiều loại đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Tuy nhiên để hạn chế mầm bệnh trong đất nên bón lót đất bằng vôi, phơi ải trước tầm 7 – 10 ngày.
2. Cây khế
Trồng khế trong chậu được nhiều người yêu thích bởi loại cây này dễ trồng, không tốn công chăm sóc. Khế thường ra quả theo chùm, nhìn rất đã mắt tạo cảnh quan đẹp cho ngôi nhà. Bạn nên chọn loại đất tơi xốp đã pha phân bón, mùn, chậu trồng phải có lỗ thoát nước tránh tình trạng ngập úng.
Thời kỳ cây ra trái nên làm các cành chống đỡ, vì cành cây giòn dễ gãy nếu kết trái nhiều. Cây khế ưa các loại phân bón hữu cơ, vì vậy nên ưu tiên các loại phân chuồng, tro bếp, mùn cưa,…
3. Cây cóc
Trồng cây cóc Thái trong chậu không còn xa lạ với nhiều người, cây cóc sai trĩu quả trong chậu nhìn rất thích mắt. Bạn có thể trồng cóc Thái bằng hạt tuy nhiên sẽ lâu ra trái, cây lâu lớn. Có thể chọn các cây non được chiết cành, giâm cành trồng sẵn trong bầu đất.
Để cây cóc phát triển tốt trong chậu tốt nên bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế,… Trồng cóc Thái ít sâu bệnh nhưng nên tưới nước đầy đủ để tránh loại bệnh rệp muội vào ngọn cây, dễ bị vàng lá.
4. Cây dâu tây
Trồng dâu tây trong chậu tại nhà được nhiều người lựa chọn, vừa xả stress, làm đẹp không gian lại có trái cây sạch thưởng thức. Những trái dâu tây đỏ mọng, sai trĩu quả nhìn thật đã mắt. Bạn nên mua sẵn cây con để trồng sẽ nhanh ra trái, rút ngắn thời gian hơn so với việc gieo bằng hạt. Đất để trồng dâu tây có thể là đất thịt hoặc đất mua sẵn trộn với phân bón, xơ dừa, trấu để đất tơi xốp, giữ ẩm tốt.
Bạn nên trồng dâu tây bằng chậu dài, để hướng quả ra thành chậu, trái không chạm đất sẽ ít bị hỏng. Trong thời gian cây phát triển nên thường xuyên bón phân hữu cơ, tỉa những trái dị dạng, lá bị sâu.
5. Cây sung Mỹ
Trồng cây sung Mỹ trong chậu được nhiều người yêu thích, không chỉ trồng ở nhà mà còn ở cơ quan, công ty. Bạn có thể lựa chọn một cây sung Mỹ dáng bonsai để đặt nơi làm việc. Loài cây này mang ý nghĩa sung túc, viên mãn, giàu có dễ tạo dáng vì vậy được nhiều người yêu thích.
Hơn nữa trái sung Mỹ đem lại giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy bạn có thể trồng trong chậu lớn để cây phát triển tốt, cho nhiều trái. Loại đất trồng sung Mỹ phải là đất tơi xốp, thêm một ít phân trùn quế, tro trấu. Tuy nhiên nên hạn chế bón phân, đặc biệt là loại phân hoai mục sẽ làm rễ bị nóng, ngộ độc dinh dưỡng.
6. Cây xoài
Nếu bạn có sân nhỏ hoặc tận dụng khu vực ban công có thể trồng cây xoài trong chậu lớn. Việc trồng cây xoài trong chậu không hề làm giảm năng suất ra trái so với việc trồng trực tiếp ngoài mặt đất. Bạn có thể chủ động di chuyển cây xoài trong chậu đến nơi cần bảo vệ khi có thời tiết xấu. Bầu đất đã bón phân hữu cơ sẽ rất tốt cho việc trồng cây xoài, bạn nên chọn những cây đã được ươm lớn tại các nhà vườn.
Vào mùa hè lượng mưa thấp, bạn nên tưới nước tối đa 2-3 lần mỗi tuần, giúp cấp ẩm tốt cho cây. Bạn có thể bón thêm mùn mía, mùn rơm quanh gốc cây. Đến mùa ra quả nên sử dụng tấm lưới để che bọc lại, tránh côn trùng châm chích trái.
7. Cây cà chua
Trồng cà chua trong chậu được rất nhiều bà nội trợ áp dụng, dễ trồng và không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Bạn có thể lựa chọn trồng loại cà chua chuỗi ngọc sẽ rất đẹp mắt, tuy nhiên việc chăm sóc các loại cà chua ngoại sẽ khó hơn so với cà chua ta.
Cây cà chua thích hợp khi trồng trên đất màu mỡ, dễ thoát nước, vì thế đất hữu cơ sẽ là lựa chọn tốt nhất. Để giúp đất tơi xốp, dễ cấp ẩm hơn bạn có thể trộn thêm một ít trấu vào đất và sử dụng thêm phân chuồng ủ hoai mục. Lựa chọn chậu trồng cây phải có lỗ để cây thoát nước, tránh tình trạng ngập úng, thối gốc rễ.
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại hạt cà chua khác nhau, bạn cũng có thể mua cây non giống ngoại ở các khu vườn ươm. Cà chua ta sẽ là lựa chọn tối ưu khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trồng trọt. Hoặc nếu có thời gian và khu vực ban công rộng, bạn có thể lựa chọn trồng cà chua bạch tuộc, loại cà chua này sẽ leo giàn và cho trái chi chít.
8. Cây lựu
Lựu là loại cây bạn có thể lựa chọn trồng trong vườn hoặc trong chậu dễ dàng. Hiện nay rất nhiều người trồng giống lựu lùn trong chậu vừa làm cảnh vừa thu hoạch trái để ép nước hay ăn trực tiếp. Tùy thuộc vào mục đích trồng của bạn trồng làm cảnh hay trồng cho quả, để lựa chọn khung chậu với kích cỡ khác nhau. Đất trồng lựu là đất đã bón phân hữu cơ hoặc đất phù sa, đất thịt pha xơ dừa, tro trấu. Cây lựu ưa nắng vì vậy nên trồng khu vực có nhiều ánh sáng, không khuất bóng râm của các cây lớn.
Bạn nên lựa chọn các cây lựu được chiết cành hoặc giâm ra rễ sẵn, giảm thời gian ra hoa kết trái. Người trồng nên thường xuyên bón phân định kỳ, tưới nước đủ những ngày nắng đặc biệt thời gian ra hoa, kết trái.
9. Cây nho
Ngày nay người dân vùng đô thị có thể tự trồng một giàn nho sai trĩu quả ngay trên sân thượng, bằng phương pháp trồng trong chậu. Những chậu để trồng nho phải có kích thước chiều cao trên 60cm, đường kính trên 50cm. Chọn trồng nho ở khu vực nhiều nước như ban công hoặc trên sân thượng, để giúp cây quang hợp, phát triển tốt hơn.
Đất để trồng nho phải là đất có độ PH từ 5,5 đến 7,5. Bạn có thể mua đất được trộn sẵn hoặc tự làm đất dinh dưỡng cho cây bằng việc bổ sung thêm phân hoai mục, trấu, mùn cưa,… vào đất thịt. Nên bón lót bằng vôi và phơi ải từ 7 đến 10 ngày để tránh các mầm bệnh trong đất.
10. Cây cam, quýt, quất
Nhiều người lựa chọn trồng cây cam, quýt, quất trong chậu vừa ra trái ăn quả vừa làm cảnh đẹp. Cây cam có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt hơn trên đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Trồng cam trong chậu tránh tình trạng tưới nước quá nhiều, nước chưa kịp thoát khiến rễ bị thối.
Hãy dành thời gian để bón phân 1 lần mỗi tháng để cây phát triển tốt hơn. Lựa chọn phân hữu cơ vi sinh để xịt lên cây giúp cây sinh trưởng và tăng khả năng đậu trái. Nếu trồng cây cam, cây bưởi, cây quýt trong chậu vừa ra quả vừa làm cảnh thì phải thường xuyên tỉa cành, tỉa lá, tạo dáng cho cây.
Bài viết trên đây đã giới thiệu các loại cây ăn quả trồng chậu ít công chăm sóc, dễ ra quả được nhiều gia đình lựa chọn. Nếu cũng đang quan tâm thì các bạn có thể lựa chọn cho mình một vài cây để trồng thử nhé.
Mọi người cũng hỏi
- Cây cảnh ăn quả có những lợi ích gì?
- Trồng cây cảnh ăn quả không chỉ làm đẹp không gian mà còn mang lại các lợi ích sau:
- Cung cấp quả ngon, giàu dinh dưỡng và tươi ngon từ chính vườn nhà bạn.
- Tạo sự đa dạng và sinh khí cho vườn cây, thu hút côn trùng hữu ích và chim muông.
- Tạo ra không gian tự nhiên, gần gũi và thú vị trong khu vườn của bạn.
- Cây cảnh ăn quả dễ chăm sóc là loại nào?
- Một số loại cây cảnh ăn quả dễ chăm sóc bao gồm:
- Cây chanh (Citrus spp.): Như cây chanh dây, cây chanh leo.
- Cây mận (Prunus spp.): Như cây mận, cây mận xanh.
- Cây bưởi (Citrus maxima): Như cây bưởi da xanh, cây bưởi da xanh ruột đỏ.
- Cây nhãn (Dimocarpus longan): Như cây nhãn, cây nhãn đỏ.
- Làm sao để chăm sóc cây cảnh ăn quả?
- Để chăm sóc cây cảnh ăn quả, bạn cần tuân theo các nguyên tắc chăm sóc cây cảnh chung, bao gồm:
- Đặt cây ở vị trí có ánh sáng đủ để cây phát triển và ra quả.
- Tưới nước đều đặn, đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không ngập nước.
- Bón phân hữu cơ và phân bón chuyên dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Theo dõi và kiểm tra sâu bệnh, vết bệnh, và thực hiện biện pháp phòng trừ nếu cần thiết.
- Thời gian thu hoạch và ăn quả theo hướng dẫn cụ thể của từng loại cây.