Thị trường cây cảnh Việt Nam rất sinh động, để lựa chọn cho mình một loại cây cảnh vừa dễ trồng, vừa đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Để giúp bạn giải quyết vấn đề trên, trong bài viết này sẽ tổng hợp cho bạn tổng hợp cây cảnh dễ trồng tại nhà, chẳng những thế, các cây này còn rất thích hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc cây đấy nhé.
1. Cây thường xuân
Đứng đầu danh sách cây cảnh dễ trồng tại nhà phải nhắc đền cây thường xuân. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng để phát triển. Chúng thích hợp trồng hàng rào, trồng chậu hay giò treo. Một chậu thường xuân trong nhà có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị điện tử tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn.
2. Cây tóc thần vệ nữ
Cây tóc thần vệ nữ không cần chăm sóc nhiều so với các cây nội thất khác. Chúng phát triển tốt nhất ở nơi râm mát, có độ ẩm và ánh sáng vừa đủ. Tóc thần là cây cảnh thích đất có khả năng giữ ẩm nên bên dưới chậu cây có thể để một khay nước bên dưới để giữ độ ẩm luôn ổn định.
Cây tóc thần thích hợp trồng trong chậu cảnh nhỏ và hòn non bộ. Chủ nhà cũng có thể đặt trên bàn trang trí, chậu lớn hơn có thể đặt trên cửa sổ, đường đi hoặc phòng khách, cây văn phòng.
3. Cây dây nhện
Lá cây nhện nhỏ và mềm, dáng tao nhã. Cây dây nhện là loài cây cảnh trong nhà, là thực vật treo rủ lá thường gặp trong trang trí nội thất trong nhà. Cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường. Vì hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nên không cần lo lắng quá nhiều kể cả khi đi vắng dài ngày.
Cây dây nhện có khả năng hấp thu hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
4. Cây trầu bà
Cây trầu bà thân có rễ sinh khí, lá hình trái tim. Nhánh cây trầu bà dài và rủ xuống. Cây vừa và nhỏ có thể để trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ để cành lá rủ xuống nhẹ nhàng.
Trầu bà là một trong những cây cảnh dễ trồng tại nhà phổ biến nhất. Cây giúp làm sạch không khí trong nhà. Để cây cạnh các thiết bị điện tử sẽ hấp thu các chất phóng xạ phát ra từ máy tính, TV, máy in,…
5. Cây lưỡi hổ
Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Cây lưỡi hổ là cây nội thất trong nhà hay được chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác để chúc may mắn, mừng tân gia, mừng gia chủ tài lộc.
Cây cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
6. Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh là cây thân cỏ, leo dài, thân hình trụ mập, mềm, có nhiều rễ móc ký sinh, dễ trồng, dễ nhân giống. Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm.
Trong phong thủy, vạn niên thanh thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử.
7. Cây lô hội
Cây lô hội, còn có tên gọi khác là nha đam, là cây thảo lâu năm. Lá lô hội có màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, mẫm, hình 3 cạnh, phần mép dày và có răng cưa. Trồng lô hội làm cây cảnh trong nhà và tại nơi làm việc giúp thanh lọc không khí vì cây có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
Các gia đình đều nên trồng ít nhất một chậu lô hội trong nhà vì nó không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt với sức khỏe của con người.
8. Cây sam thái
Cây sam thái là một loài cây dại mọc và phát triển rất nhanh. Cây sam thái có những lá nhỏ, xanh, mọng nước. Với những gia đình ít thời gian thì một giỏ sam thái treo bên cửa sổ sẽ giúp thanh lọc không khí cũng như xanh mát nhà cửa.
9. Cây chuỗi bi rủ
Chuỗi bi là loài cây thân thảo, cành nhánh mềm mại, dạng rủ rất đẹp. Lá của chuỗi bi mọc dày đặc trên cành, lá nhỏ có hình trụ dài khoảng 1-3cm, mọng nước và nhọn ở đầu lá. Chuỗi bi là loài cây ưa sáng với nhu cầu nước thấp nên có khả năng chịu hạn cao. Chuỗi bi có đặc tính sinh sản vô tính, khi lá rụng xuống đất sẽ sinh rễ và tạo cá thể mới.
10. Cây si cảnh
Cây si cảnh có lá dày, màu xanh sậm, có nhiều rễ phụ và rất dễ trồng. Cây thích hợp với vị trí phòng khách của gia đình. Một cây si con có thể được trồng từ cành, nhánh, thậm chí cắt cành đem ngâm vào nước cũng được. Người ta thường dùng cây si làm cây bonsai. Khi trồng trong nhà, si có tác dụng thanh lọc các độc tố trong không khí.
11. Cây lan ý (bạch môn).
Loài cây này được trồng trong nhiều gia đình, trông chúng rất đẹp mắt với các bông hoa uốn cong màu trắng nổi bật trên nền lá cây xanh sẫm. Hơn nữa, loại cây này lại rất dễ trồng. Cây lan ý thích hợp với môi trường có độ ẩm thấp, ánh sáng yếu, vì vậy nên trồng trong phòng có ít cửa sổ là tốt nhất. Chúng cũng ưa trồng trong chậu có đất ẩm
12. Cây kim tiền
Và cuối cùng khi nhắc đến những cây cảnh dễ trồng tại nhà thì không thể nào thiếu cây kim tiền. Với vẻ ngoài độc đáo, phần lá nhẵn bóng cùng với sức sống dẻo dai và bền bỉ, cây kim tiền là lựa chọn của nhiều chủ nhân không mấy “mát tay” trong việc nuôi trồng cây cảnh. Đây là lựa chọn thích hợp cho văn phòng hoặc bàn làm việc.
Vậy là bạn đã chọn cho mình một loại cây cảnh dẽ trồng tại nhà nào chưa. Hãy chọn lựa và “sắm” cho ngôi nhà mình một cây cảnh xinh xinh nhé.
Mọi người cũng hỏi
Cây cảnh là gì? Cây cảnh là các loại cây được trồng và chăm sóc với mục đích trang trí trong không gian sống. Những cây cảnh có thể trồng trong chậu, chậu treo hoặc trực tiếp trong đất. Chúng mang lại không chỉ vẻ đẹp tự nhiên mà còn có tác dụng tạo không gian xanh, cải thiện chất lượng không khí và tạo cảm giác thư giãn và thoải mái trong môi trường sống. Cây cảnh có thể là loại cây thủy sinh, cây trong nhà, cây ngoài trời, cây bonsai, cây có hoa, cây lá dứa và nhiều loại cây khác.
Lợi ích của việc trồng cây cảnh là gì? Trồng cây cảnh mang lại nhiều lợi ích như cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thụ CO2 và phát thải oxy, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, làm tươi mới không gian và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Cây cảnh cũng có thể làm giảm tiếng ồn và hấp thụ bụi và các chất ô nhiễm khác trong môi trường.
Làm thế nào để chăm sóc cây cảnh? Để chăm sóc cây cảnh, bạn cần cung cấp đủ ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng phù hợp. Hãy đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo tương đương. Tưới nước đều đặn và chỉ khi đất cần được ẩm. Bạn cũng cần bón phân định kỳ và kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện và xử lý sâu bệnh hoặc dấu hiệu gặp vấn đề.