Có thể nói, sự hiện diện của các loại cây tiểu cảnh mini không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mới mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Không những thế nếu bạn đang muốn trang trí cho căn phòng nhỏ của mình hoặc làm mới bàn làm việc thì những loại cây cảnh dưới đây là lựa chọn vô cùng thích hợp. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé!
1. Cây Kim Ngân
Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây có hai loại chính là kim ngân xoắn và kim ngân thẳng. Dựa theo cách trồng có thể phân loại là kim ngân chậu gốm và kim ngân thủy sinh (kim ngân trồng trong nước, không cần tưới). Cả 2 loại này đều có lá và rễ như nhau. Chỉ khác nhau ở phàn thân. So sánh giữa 2 loài này thì kim ngân xoắn sẽ đẹp hơn kim ngân đứng bình thường. Kim ngân có nhiều kích cỡ.
Đặc điểm của cây kim ngân:
Một cây kim ngân để bàn có kích thước khoảng 15 – 20 cm. Cây lớn nhất cao tới 6 mét, cây dẻo dai bền chắc. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
Quả kim ngân có hình oval giống như quả trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa. Một chậu kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân, hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà, món đồ trang trí rất ý nghĩa.
2. Cây Kim Tiền
Có đặc điểm nổi bật là phần lá xanh thẫm, to khoảng ngón tay cái mọc đối xứng hai bên cành lá. Các nhánh to khoẻ vươn lên cao, sống tốt cả trong môi trường thiếu ánh sáng và không khí. Kim tiền được xem là loại cây “phú quý” có tác dụng “phát tài phát lộc” nhờ đặc điểm sinh sôi và không ngừng phát triển các nhánh.
Đặc điểm của cây kim tiền:
Cây Kim tiền hay còn được gọi là cây kim tiền lộc – cây kim phát tài, thuộc họ cây rễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, mọng nước, gốc phình to. Rễ cây phát triển tốt biến thành các củ rễ. Cây kim phát tài có lá kép dạng to, cuống lá ngắn, phiến lá dày màu xanh thẫm, sáng bóng, rất đẹp, một cây thường có tuổi thọ từ 5 -7 năm. Trong khoảng thời gian đó nếu cây được chăm sóc tốt chúng sẽ lớn khỏe và đẻ ra các nhánh cây con từ thân cây mẹ. Ta có thể tách những nhánh con đó để trồng thành một chậu cây kim tiền để bàn nho nhỏ mới.
Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và màu sắc lá cây rất tươi tắn, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Vì vậy mà cây kim phát tài luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương…
3. Cây Si Nhật
Cây si Nhật còn được gọi là cây si cảnh mini, cây cảnh mini trồng trong nhà. Không giống như những cây si to lớn được trồng ở những công trình kiến trúc. Cây si Nhật nhỏ gọn thích hợp để trên bàn làm việc, bàn phòng khách. Làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà bạn.
Đặc điểm của cây Si Nhật:
Lá cây có hình oval nhọn dần về cuối lá. Lá cứng và nhỏ hơn các loại si thường thấy. Lá cây có tác dụng lọc không khí rất tốt.
Thân cây có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây si thuộc dòng thân gỗ, các cành, các gốc được uốn dạng bonsai tuyệt đẹp.
Rễ cây rất mạnh khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Rễ cây cũng thích nghi rất tốt trong môi trường thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Cây si Nhật không có hoa như những cây khác. Người ta chơi cây là vì dáng cây đẹp, vậy nên khi chọn cây hãy chọn một chậu có dánh uốn lượn đẹp nhất nhé.
Cây si Nhật lọc không khí bảo vệ sức khỏe hô hấp, làm trong sạch môi trường.
4. Cây Tùng Bồng Lai
Tùng Bồng Lai là cây mộc, thân và cành cây có độ mềm và tựa dáng bonsai. Thân cây tùng bồng lai không chỉ mọc thẳng thành một dáng. Một số cây đẹp còn có nhiều thế khác nhau tạo thành các dáng rất thích mắt. Đó cũng là lý do khiến người ta ưa chuộng những cây bonsai tùng bồng lai hơn cả.
Lá cây tùng bồng lai nhỏ, thuộc họ lá kim. Các lá tạo thành tán, các tán bao quanh thân cây theo dạng tròn đều, làm cho cây tùng bồng lai toát lên một vẻ đẹp cổ kính hài hòa. Rễ cây tùng bồng lai rất dài và sâu vì trong điều kiện tự nhiên cây tùng sống trên các mỏm đá nơi khí hậu khắc nghiệt, ít dinh dưỡng nên cần có bộ rễ dày và dài để hút được dinh dưỡng từ sâu trong các lớp đá.
Tuổi thọ cây Tùng Bồng Lai : 2-3 năm.
Kích thước của cây Tùng Bồng Lai:
Một cây Tùng Bồng Lai để bàn trung bình có độ cao từ 20-30 cm tùy thuộc vào tư thế và độ tuổi của cây. Đường kính của cây là 10-18 cm, nhỏ gọn, hợp với không gian làm việc và trưng bày trên bàn phòng khách.
Cây tùng bồng lai có tác dụng đuổi muỗi và hút tia bức xạ có hại từ thiết bị máy tính, điện thoại bảo vệ tốt cho sức khỏe.
5. Cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi với cái tên hoa mỹ là cây Valentine. Nguồn gốc của loài cây này không nơi đâu xa lạ chính là đất nước bạn Campuchia. Cây Thủy Sinh ngọc ngân được lai tạo bởi nhà thực vật học của nước này vào năm 1982. Cây được lại tạo từ cây Phú Quý nên có nhiều người gọi Cây Ngọc Ngân là cây Phú Quý Xanh.
Cây ngọc ngân với màu sắc tươi sáng giống như hạt Ngọc trong lá cây. Lựa chọn tuyệt vời khi chọn cây để bàn.
Đặc điểm của cây Ngọc Ngân:
Lá cây Ngọc Ngân có hình oval nhọn dần về cuối lá. Thân lá có các đốm trắng nhỏ khi chiếu ánh sáng qua sẽ có màu sắc long lanh. Thật giống như ngân lượng khi gặp sáng chiếu vào. Đó cũng chính là lý do để cây được gọi là cây Ngọc Ngân.
Thân cây Ngọc Ngân có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây thuộc dòng thân thảo.
Rễ cây rất khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Hoa cây Ngọc Ngân có màu trắng. Cây Ngọc Ngân nở hoa báo hiệu sự may mắn, hạnh phúc, thăng tiến trong công việc. Cây Ngọc Ngân ra hoa nhiều mùa trong năm, khiến chậu cây quanh năm đua hoa nở rộ.
6. Cây Vạn Lộc (Phú Quý)
Theo tên gọi, vạn lộc, hay còn gọi là phú quý, là loại cây cảnh mang lại cho gia chủ vô vàn tài lộc. Cây có màu sặc sỡ như đỏ, cam, hồng,… với viền lá màu xanh. Lá cây dày, bóng, nổi gân, mọc thẳng đứng, tán phủ tròn. Từ tên gọi, hình dáng cho đến màu sắc của cây đều vô cùng bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Vì thế nên vạn lộc rất sang trọng và có ý nghĩa tốt trong phong thủy.
Tác dụng của cây Vạn Lộc:
Vạn có nghĩa là vạn sự như ý – Lộc có nghĩa là lộc phát quanh năm.
Cây Vạn Lộc giúp không gian nhà bạn thêm sáng và sang trọng hơn. Nơi thích hợp để trưng cây vạn lộc trong nhà là trên bàn ăn, bàn phòng khách, nhà vệ sinh, cửa ra vào…
Cây còn là món quà ý nghĩa khi đem tặng ai đó với mong muốn người nhận sẽ gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. Người nhận món quà tặng đầy ý nghĩa này sẽ rất vui và thêm quý bạn.
7. Cây May Mắn
Cây may mắn (còn gọi là cỏ may mắn) được trồng trong chậu sứ nhỏ với lớp cỏ xanh mượt bên dưới. Mỗi cây thường có 3 hoặc 5 quả, bao quanh thành hình tròn phần dưới thân tạo nên sự hài hòa, vững chắc. Cây sống tốt trong môi trường có ánh sáng nhẹ, tượng trưng cho sự sung túc, đem đến phúc khí cho ngôi nhà, phòng làm việc,… giúp gia chủ luôn giữ được sự tinh thông, sáng suốt.
Và hiện nay, cây may mắn là một loại cây đang rất được các bạn trẻ yêu thích và chọn lựa để bày trí tại nơi làm việc, học tập của mình bởi những tác dụng mà nó đem lại.
Cây may mắn là gì?
Cây may mắn cũng giống như các loại cây khác, chúng là những giống cây xanh thông thường nhưng được trồng và tạo hình nghệ thuật trong các chậu to nhỏ khác nhau. Cỏ may mắn có thể sống trong các điều kiện khắc nghiệt mà không cần tưới nước hằng ngày. Cây có sức sống bền bỉ, sống lâu ngay cả khi thiếu nước hay ánh sáng. Xuất xứ của cây có từ vùng châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, sau đó được đưa về Việt Nam và phát triển khá nhanh chóng.
8. Cây Phát Lộc
Cây phát lộc (hay còn gọi là cây phất dụ) có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Nó tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nhưng luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang, là một loại cây mang đến năng lượng dồi dào. Phát lộc có nhiều đốt rỗng nên theo phong thủy thì tinh thần của gia chủ cũng theo đó mà dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Đặc điểm của cây phát lộc?
Cây phát lộc hay còn có tên khác là lucky bamboo là loại cây cảnh phổ biến được dùng làm cây để bàn, cây văn phòng, trang trí nhà. Theo phong thủy cây phát lộc sẽ mang lại sự may mắn, phát đạt, vận mệnh, thu hút và làm tăng dòng chảy năng lượng tích cực vào ngôi nhà hoặc doanh nghiệp của bạn.
Được coi là loại cây mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.
Cây phát lộc (cây phất dụ) có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, cây nào cũng mang lại may mắn đúng như tên gọi của nó: Phát lộc xanh – biểu tượng của may mắn, phát lộc trúc – xua đi vận đen, phát lộc thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm…
>> Xem thêm Ý nghĩa, tác dụng và cách chăm sóc cây phát lộc đỏ để biết thêm thông tin chi tiết
9. Cây Đa Búp Đỏ
Đa búp đỏ (đa cao su, đa dai) có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh được ưa thích để trang trí. Cây có hệ hễ chắc khỏe cộng với khả năng hút bụi và các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,… trong không khí. Đa búp đỏ mang trong mình biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, nên có thể che chở, đem lại sự bình an cho gia đình của bạn.
Tên khoa học của cây Đa Búp Đỏ là Icus Elastica là loại cây thuộc một loài thực vật có hoa nằm trong trong chi Đa Đề. Cây có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ kéo dài đến tận phía nam của indonesia. Cây đa từ xưa đã gắn liền với hình ảnh giếng nước, sân đình vốn dĩ rất quen thuộc và thân thiện với người dân quê hương Việt Nam. Ngày nay cây Đa Búp Đỏ đang được rất nhiều người yêu thích làm những cây cảnh mini cho căn phòng, nơi làm việc của mình như mang lại sự mộc mạc, giản dị của quê hương.
Cây Đa Búp Đỏ có hình dáng và màu sắc nổi bật thể hiện sự may mắn. Ngoài ra cây đa búp đỏ có khả năng hút bụi và khí độc nên được nhiều người săn tìm.
Đặc điểm cây Đa Búp Đỏ:
Cây Đa Búp Đỏ có những đặc điểm nhận biết như sau :
- Thân: Thuộc thân cây gỗ có thể phát triển nhanh, khỏe, cây để bàn thì thường có thân cao từ 50 – 80cm.
- Rễ: do là loại cây sống lâu năm nên cây Đa Búp Đỏ có khá nhiều rễ phụ mọc ra giúp cây có thể hấp thụ tốt nước và các chất dinh dưỡng trong đất.
- Lá: lá đơn mọc riêng rẽ tách biệt nhau, đường kích mỗi lá khoảng từ 4-6cm và có chiều dài 6-8cm, lá khi non có màu đỏ pha chút xanh, búp bao chồi dạng lớn có màu đỏ mọc hướng về phía ánh sáng nhiều nhất. Khi lá của cây phát triển thì nó mở ra và vỏ của chúng thường sẽ bọc rụng xuống.
- Hoa:Cây Đa Búp Đỏ có hoa màu cam nở vào tháng 5 – 6 hằng năm và sau đó chuyển dần sang màu đen. Hoa thường mọc thành cụm sau khi hoa phát triển hết thì cây sẽ ra quả. Quả đa búp đỏ hình oval nhỏ, màu vàng – lục, bên trong có hạt và ấu trùng ong bắp cày thường thụ phấn cho đa đề.
Cây Đa Búp Đỏ thích hợp sống ở những nơi có điền kiện nhiều nắng nhưng không có nhiệt độ quá cao. Nó có còn thể chịu được khô hạn, nhưng ưa ẩm và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt đới mưa nhiều. Cây phát triển tốt ở những nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng, giàu mùn ẩm và thoát nước.
10. Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ thuộc dòng cây cảnh mini để bàn, cây phù hợp để tại không gian bàn làm việc, bàn học, nhất là bên cạnh máy tính, điện thoại cây sẽ phát huy tác dụng đặc biệt của mình. Cây có thể sống trong mọi môi trường, kể cả khi thời tiết nắng nóng, lạnh, khô hanh đi chăng nữa cậu bé này vẫn khỏe mạnh. Cây có lớp lá chia thành các đường sọc dài từ thân cây xuống cuối lá. Cây lưỡi hổ có độ tuổi rất lâu. Một cây trung bình sống khoảng 5 năm tuổi trong môi trường khí hậu bình thường.
11. Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Cây lưỡi hổ có các tán lá đều màu, sắc cạnh tỏa ra tứ hướng thể hiện ý chí của người quân tử vươn ra biển lớn lập nghiệp thành tài. Cây mang lại vượng khí xua đuổi tà ma và những điều có hại.
- Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
- Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
- Cây lưỡi hổ trong phong thủy mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Khi chủ nhân gặp khó khăn trắc trở cây giúp chuyển nguy nan thành may mắn.
- Ý nghĩa thực tiễn của cây : lá cây có chưa nhiều chất diệp lục có tác dụng hút tia điện tử có hại từ máy tính, điện thoại bảo vệ sức khỏe. Từ đó giúp cơ thể đặc biệt là mắt tráng khỏi những bệnh nan y nguy hiểm.
12. Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1. Cây tiểu cảnh mini là gì và tại sao chúng phù hợp để trồng trên bàn?
- Câu trả lời: Cây tiểu cảnh mini là các loại cây nhỏ có kích thước thích hợp để trồng trên bàn làm cảnh trong nhà hoặc văn phòng. Chúng thường có hình dáng đáng yêu và sẽ làm cho không gian trở nên tươi mới và thú vị.
Câu hỏi 2. Loại cây tiểu cảnh mini nào thường được xem là dễ trồng và phù hợp cho người mới làm quen với cây cảnh?
- Câu trả lời: Các loại cây tiểu cảnh mini phổ biến và dễ trồng bao gồm cây cỏ may mắn (Lucky Bamboo), cây lưỡi hổ (Snake Plant), và cây lưỡi mèo (Spider Plant). Chúng thường rất bền bỉ và phù hợp cho người mới bắt đầu làm quen với cây cảnh.
Câu hỏi 3. Cần chú ý điều gì khi trồng cây tiểu cảnh mini trên bàn?
- Câu trả lời: Khi trồng cây tiểu cảnh mini trên bàn, hãy đảm bảo rằng chậu hoặc bát có lỗ thoát nước để tránh nước đọng. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất và tưới nước khi cần thiết, nhưng tránh tưới quá nhiều để không gây thấm nước bàn.
Câu hỏi 4. Có cách nào để làm cho cây tiểu cảnh mini trên bàn phát triển tốt hơn?
- Câu trả lời: Để cây tiểu cảnh mini phát triển tốt hơn, hãy đặt chúng ở nơi có ánh sáng phân tán hoặc ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc thay đổi đất trong chậu sau một thời gian để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Chúng cũng có thể được thay chậu để giữ cho cây không bị quá sát nước.