Cách ghép hoa giấy đem lại những ưu điểm gì?
Hoa giấy là loài hoa chơi cảnh quen thuộc của người Việt. Không chỉ được trồng thành từng giàn hoa lớn, hiện nay giống cây này còn được trồng chậu mà người chơi hoa hay gọi là hoa giấy “bonsai”.
Để thỏa mãn thị hiếu của người chơi hoa, người ta thường hay nhân giống hoa giấy bằng kỹ thuật ghép. Kỹ thuật này sở hữu nhiều ưu điểm khiến người chơi hoa ưa chuộng như:
- Cây hoa giấy có hình dáng đẹp mắt, dáng nào cũng có từ dáng rồng dáng phượng đều rất tinh tế.
- Với cách ghép hoa giấy, người chơi hoa sẽ thấy một cây có thể có nhiều màu sắc, từ 2 – 12 màu trên cùng một cây, tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.
- Trồng cây hoa giấy trong chậu thông qua phương pháp ghép không tốn diện tích quá lớn, lại dễ chăm sóc và khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt khá tốt.
Hướng dẫn cách ghép hoa giấy đơn giản tại nhà
Hoa giấy là cây thân bụi, cây dây leo được trồng ngoài trời và có khả năng chịu hạn tốt. Cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, cây cảnh lá và có thể làm uốn làm cây bonsai đẹp.
Hoa giấy nhỏ thường có màu đỏ nhạt hoặc màu vàng, bao hoa thường có các màu phổ biến tím, đỏ, cam và trắng. Cây hoa giấy thường ra hoa vào tháng 11 – 6 năm sau.
Nếu bạn đang có ý định trồng loại hoa này ở nhà thì hãy tham khảo ngay cách ghép hoa giấy cho ra nhiều màu thời thượng sau đây nhé!
Khâu chuẩn bị ghép cây hoa giấy
Lựa chọn gốc ghép: Một gốc ghép hoa giấy khỏe đẹp không chỉ đem đến giá trị thẩm mỹ cao mà còn giúp người chơi hoa tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc. Đồng thời, một gốc ghép khỏe, ít sâu bệnh cũng đem đến tỷ lệ thành công cao hơn.
Bạn có thể lựa chọn gốc ghép có bán kính từ 5 – 15cm, tuổi đời từ 2 – 3 năm, bộ rễ khỏe và khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn ghép những cành bánh tẻ, cành nhỏ của cây hoa giấy. Tuy nhiên, đừng chọn cành quá non, tỷ lệ thành công thấp.
Chuẩn bị gốc ghép: Sau khi có gốc ghép như ý, bạn hãy cắt bỏ toàn bộ phần ngọn cây và chỉ để lại phần gốc khoảng 1m. Chăm sóc cẩn thận gốc ghép bằng cách tưới nước và bón phân đầy đủ. Trong khoảng 7 – 10 ngày, nếu bạn thấy gốc ghép còn sống, đâm chồi thì hãy sử dụng ghép cây. Còn nếu không thấy gì thì hãy loại bỏ.
Chuẩn bị cành ghép: Bạn nên chọn những cành bánh tẻ non, cắt mỗi đoạn cành dài từ 7 – 10cm. Lấy cành có 3 – 4 lá chồi mầm và một số lá già. Dùng kéo cắt bỏ hết lá già chỉ để lại chồi mầm trên cành ghép.
Chuẩn bị các công cụ cho việc ghép hoa: Dao sắc bén chuyên dùng ghép cây, kéo cắt cây cảnh chuyên dụng, băng keo, nilon bọc cây ghép.
Ghép cây – Thao tác quan trọng trong cách ghép hoa giấy tại nhà
Cắt mắt ghép: Bạn dùng dao sắc cắt bỏ đi phần ngọn của các tược ghép mới ra trên gốc ghép. Chỉ để lại phần gốc của tược dài từ 7 – 10 cm. Tại điểm cách gốc của gốc ghép khoảng 3cm, bạn dùng lưỡi dao cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (Sâu khoảng 2 cm và ⅓ bề rộng gốc ghép).
Lấy các đoạn cành ghép bạn đã chuẩn bị trước đó, dùng dao cắt vạt hai phía đối diện của cành ghép tạo hình nêm. Mỗi vết cắt sâu khoảng 1 – 2 cm.
Ghép mắt hoa giấy: Bạn lấy phần hình nêm của cành ghép luồn vào phần miệng ghép trên gốc. Sau đó dùng dây dứa quấn vào mắt ghép để cố định. Bọc kín nilon phần nối mắt ghép đảm bảo nước không xâm nhập vào. Đồng thời, tránh được tình trạng mắt ghép bị mất nước dẫn đến chết khô.
Sau khi ghép được 15 ngày, nếu bạn nhận thấy cành ghép ra được lộc non thì tháo nilon để cho lộc cành ghép phát triển. Bạn có thể triển khai cách ghép hoa giấy này thành nhiều đợt mỗi đợt vài mẫu ghép khác nhau. Thông thường sau khoảng 3 – 4 tháng thì cành ghép sẽ cho ra hoa.
Lưu ý quan trọng trong cách ghép hoa giấy bạn nên biết
- Thời điểm ghép cây tốt nhất là vào buổi sáng từ 6 – 9h sáng. Khi đó thời tiết mát mẻ, bạn cũng dễ thực hiện các thao tác ghép cây hơn.
- Thao tác ghép cành hoa cần thực hiện nhanh chóng. Tránh kéo dài khiến cả gốc lẫn cành ghép mất nước. Tỷ lệ ghép cây thấp dễ dẫn đến thất bại.
- Mỗi đợt ghép hoa giấy nên cách nhau ít nhất là 2 tuần. Bởi trong 2 tuần đó, các mắt ghép cũ đã liền và hoàn toàn phát triển. Tránh ghép liên tục khiến gốc ghép chết yểu vì không đủ chất dinh dưỡng cho tất cả mắt ghép.
- Sau khi ghép bạn nên chăm sóc kỹ cây ghép. Đưa cây ghép vào bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời để tránh mất nước.
- Tưới nước và bón phân đầy đủ cho gốc ghép. Tuyệt đối không tưới nước vào mắt ghép.
- Khi những cành ghép hoa giấy trưởng thành, chúng sẽ cho ra những bông hoa có màu sắc đẹp mắt như đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, hồng cánh sen, vàng, vàng cam, vàng gạch cua,….
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ cách ghép hoa giấy cho ra nhiều màu sắc đơn giản và dễ dàng tại nhà. Hy vọng với kỹ thuật chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có cây hoa giấy ra màu sắc hoa như ý. Đừng ngần ngại, kỹ thuật này đơn giản hơn rất nhiều so với bạn nghĩ đó, hãy thử đi đảm bảo bạn sẽ thành công!
Nếu bạn còn gì vướng mắc trong kỹ thuật cấy ghép hoa giấy, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi bạn chưa hiểu về kỹ thuật này.
Mọi người cũng hỏi
Ghép cây hoa giấy là gì?
Ghép cây hoa giấy (tiếng Anh: Paper flower grafting) là quá trình kết hợp hai cây hoa giấy khác nhau thành một cây duy nhất. Qua quá trình này, những đặc tính và đặc điểm của cây mẹ và cây cha có thể được kết hợp lại, tạo ra cây hoa giấy mới với các sự kết hợp độc đáo của các loài cây gốc.
Tại sao lại ghép cây hoa giấy?
Ghép cây hoa giấy được thực hiện với mục đích chủ yếu là tạo ra những loại cây hoa giấy độc đáo, có những đặc điểm và màu sắc riêng biệt. Bằng cách kết hợp các loại cây hoa giấy khác nhau, người trồng có thể tạo ra những loại cây hoa giấy mới, đa dạng hóa sản phẩm và mang lại sự thú vị trong việc trồng cây hoa giấy.
Quy trình ghép cây hoa giấy như thế nào?
Quy trình ghép cây hoa giấy bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị cây mẹ và cây cha: Chọn cây hoa giấy mẹ và cây hoa giấy cha có đặc điểm và màu sắc mong muốn. Cắt nhánh trên cây mẹ và cây cha và chuẩn bị các lớp vỏ.
- Ghép cành: Đặt cành của cây cha vào cây mẹ và chắp vá lớp vỏ để kết hợp các cành lại với nhau. Sử dụng kẹp hoặc băng dính để giữ chặt cành ghép.
- Bảo vệ ghép: Sử dụng chất bảo vệ ghép để bảo vệ vùng ghép khỏi vi khuẩn và nấm mốc.
-
Nuôi dưỡng cây: Đặt cây ghép trong môi trường phù hợp và cung cấp đủ ánh sáng và nước để cây phát triển.