Cây Vạn Lộc được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí bởi sắc lá độc đáo và tác dụng điều hòa, thanh lọc không khí rất tốt. Đồng thời, cây còn tượng trưng cho may mắn, mang lại thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ
Nhân giống
Cây có thể được nhân giống bằng cách tách chồi. Người trồng chọn lựa cây mẹ khỏe mạnh, màu đẹp, lá bản to, bụi rậm, tách cây con ra khỏi bụi rồi đem trồng trong điều kiện mát mẻ thích hợp
Chọn đất trồng và chậu
Đất trồng cây Vạn Lộc phải là loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí, dễ thoát nước. Có thể tạo hỗn hợp đất trồng bao gồm: đất mặt, chất mùn, trấu, sơ dừa
Bên cạnh việc chọn đất, nếu chúng ta trồng cây trong chậu, cần lưu ý chọn chậu có kích thước vừa vẹn, phù hợp với kích thước của cây. Chậu phải thoát nước được, nếu không cần đục lỗ dưới đáy chậu. Chậu được đặt trong nhà hoặc bàn làm việc thì nên để một miếng lót sứ dưới đáy chậu để tránh tình trạng khi tưới nước, nước chảy lênh láng khắp nơi.
Chăm sóc cây
- Ánh sáng
Cây chỉ chịu được độ chiếu sáng tối đa là 40%. Tuy nhiên, vì là loại cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên nơi đặt chậu cần phải có ánh sáng, ít nhất cần 2-3 giờ ánh sáng tự nhiên. Cây Vạn Lộc có thể trưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Cần lưu ý ít nhất 1 tuần 1 lần ta mang cây ra hứng ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây.
Khi trồng cây, tuyệt đối không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa ( từ 11 – 15 h) vì sẽ có thể cháy lá, xuất hiện đốm vàng, lá khô héo dẫn đến chết cây.
- Nước tưới
Đây là loại cây hút nước mạnh nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn để cung cấp đủ nước cho cây phát triển. Nếu trồng thủy sinh không cần tưới nước mà cần thay nước trong bình 1 lần/tuần. Nếu trồng trong chậu trong nhà, văn phòng thì nên tưới nước 2 lần/tuần. Nếu để ngoài trời tưới 3 lần/tuần tưới nước.
- Nhiệt độ
Độ ẩm phù hợp từ 50-70%, cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt. Khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cây sẽ bị căng thẳng dẫn đến kém phát triễn, còi cọc.
- Sâu bệnh gây hại
Các bệnh thường gặp ở cây là thối cây do vi khuẩn Erwinia carotovora hoặc nấm lęgniowe tấn công. Bệnh héo Fusarium do nấm Fusarium gây ra, hiện tượng thân cây chuyển sang màu đen và thối rửa dần. Ngoài ra, cây còn là món ăn ưa thích của ốc sen, cào cào, rầy, bọ trĩ. Cần tỉa lá và thường xuyên quan sát để có thể kịp thời xử lý sâu bệnh gây hại. Nếu trồng trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu mà hãy dùng dụng cụ làm vườn để bắt sâu hại, lau lá định kỳ hoặc dùng thuốc xịt muỗi thay thế.