0877907790

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Mini

Cây ổi bonsai mini là một trong những loại cây bonsai phổ biến và có giá trị thẩm mỹ cao trong nghệ thuật bonsai. Được tạo hình từ cây ổi (Punica granatum), loại cây này mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự tượng trưng của quả ổi trên một kích thước nhỏ hơn.

1. Cách trồng cây ổi mới bứng

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Mini
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Mini

Mọi người trồng ổi từ phôi cây thì lưu ý đến cách bứng của mình, bởi nếu bứng sai không đúng kỹ thuật cứ thế nhổ lên thì nguy cơ ổi trồng lại sẽ khó sống và chậm phát triển. Thực hiện trồng như sau:

  • Đầu tiên, xé bầu đất dưới gốc ( kiểm tra đất ở bầu có bị nấm hay bị nhiềm phèn gì không. Nếu bị bệnh hay nhiễm phèn thì mọi người nên bỏ bầu đất đó đi.
  • Chuẩn bị đất trồng/ chậu phù hợp
  • Làm ẩm đất trước khi trồng xuống nhưng lưu ý là không làm quá nhão
  • Tỉa bớt cành lá sau đó mới trồng vào đất, không được trồng cây lên mới tỉa và cắt cành lá
  • Chuẩn bị đất trồng phù hợp với vùng miền, khí hậu hoặc mọi người có thể tạo đất trồng theo công thức của Vỹ: Đất thịt + Tro + trấu + xơ dừa => Trộn vào ủ hoai một thời gian
  • Sau đó cho đất vào hố hoặc chậu và đặt cây vào ngay ngắn ém đất lại chặt ở phần gốc là được.

Cây mới bứng không nên trồng ngay vào đất hay chậu mà nên để cho mủ ở những vết chặt/cắt khô mới trồng.

>> Xem thêm Cây ổi đuôi phụng để biết thêm thông tin chi tiết

2. Cách trồng phôi cây ổi

Phôi cây ổi là phần thô cây ổi sau khi được bứng lên, hiện tại ở vườn của Vỹ chủ yếu là phôi cây ổi. Phôi cây ổi được Vỹ đi khắp nơi săn lùng, đặc điểm toàn là cây có hình dáng đặc biệt, cây có tuổi đời cao nên rất dễ trồng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Mini
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Mini
Cây ổi cảnh

Trồng phôi cây ổi cũng như trồng cây ổi mới bứng vậy, nếu bạn trồng cây cao thì nên làm thêm mái che bằng lưới để chắn nắng khiến cây không bị khô và mất nước vào mùa hè. Phôi cây nên tưới nước thường xuyên để làm mát thân cũng như mát đất sau một thời gian cây được bứng ra khỏi mặt đất.

Lưu ý đó là khi trồng phôi cây ổi mới bứng mọi người cần chuẩn bị chậu và hố trồng sao cho phần rễ của cây không bị hẹp, bị bẻ cong hay hẹp hơn so với hố trồng như vậy rễ cây sẽ không phát triền nhanh cũng như bám chắc được.

3. Cách trồng cây ổi trong chậu

Đa số mọi người trồng ổi cảnh thì nên trồng vào chạu ngay từ đầu đúng không, Vỹ cũng vậy để sau này không phát mất thời gian và công sức đào từ đất bỏ vào chậu như vậy hạn chế sự phát triển ngay từ đầu. Để trồng trong chậu mọi người chú ý:

  • Chọn chậu cây cảnh có kích thước phù hợp với phôi cây, với phần gỗ và rễ. Theo Vỹ thì bạn nên nhắm đến chậu phù với dám thế bonsai sàu này của mình sẽ như thế nào, tuy nhiên ban đầu nên chọn chậu vuông hoặc tròn là hợp nhất.
  • Sau đó cho đất đã ủ hoai theo công thức của Vỹ đã hướng dẫn vào chậu và để cây ổi ngay ngắn chính giữa chậu, em chặt đất lại vào làm hơi ẩm đất một xíu
  • Nếu là cây lớn, cây có dáng trồng đặc biệt thì có thể làm thêm các chân đỡ thân

4. Cách tạo dáng cây ổi

Cách tạo dáng cây ổi ở đây thực ra rất khó nói và giải thích bởi tùy vào hình dáng cây cũng như nhu cầu, ý tưởng của bạn tạo dáng như thế nào và không có công thức chung nào cả. Dưới đây là những lưu ý cho những ai lần đầu tạo dáng bonsai:

  • Khi cây mới trồng không nên tạo dáng ngay bởi vào thời điểm này cây không đủ dinh dưỡng và sức để nuôi cành, lá….
  • Thời điểm uốn đó chính là khi cây đã sống lại hoàn toàn trong chậu hay đất mới, rễ ra đều và bám sâu. Mọi người không uốn, tạo dáng khi cây ra lá non mà thời điểm thích hợp là uốn, tạo dáng vào lúc cấy rụng lá màu đầu tiền hoặc vào mùa thứ 2
  • Uốn thân và cành không nên làm quá mạnh tránh làm gãy cành, tỉa lá trước khi uốn cũng là biện pháp hay mọi người có thể áp dụng
  • Các thiết bị uốn cây cần có thép, kéo cắt tỉa cảnh, chân chống…
  • Nếu cây có thân nhỏ thì khi cây ra quả mọi người nên cắt tỉa quả bớt, không để trĩu nẵng không đủ dinh dướng nuôi cây vừa làm mất đi dáng thế uốn nắn ban đầu

Việc uốn, tạo dáng cần có ký thuật không phải một sớm một chiều có thể học được. Mọi người có thể bỏ ít thời gian để tìm đến các nghệ nhân tạo hình cây để tham khảo ý tưởng và học cách uốn nắn cây cảnh.

>> Xem thêm Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của cây ổi để biết thêm thông tin 

5. Cách chăm sóc cây ổi bonsai

Cây ổi bonsai sau khi được tạo dáng thì đem đến một tác phẩm nghệ thuật nên mọi người cần tập trung vào chăm sóc để duy trì sự phát triển của cây như sau:

  • Ổi là cây dễ sống nên chỉ cần duy trì việc tưới nước là cây phát triển bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế tưới tầm cỡ 2- 3 lần/ tuần, tưới không để dư nước trong chậu, khiến cây bị ngập úng
  • Thay đất trong chậu thường xuyên để đảm bảo cung cáp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất thay phải được ủ hoai trước không đắp đất thường vào cây ổi bonsai bởi n nhieuf làm cây bị cháy rễ và lá guy cơ mắc các bệnh nấm ở rễ cao.
  • Bón phân hữu cơ và vô cơ với liều lượng vừa phải, tránh bón quá nhiều làm rễ bị loét, lá bị cháy.
Bao-gia-cay-n-qua-canh-cay-bong-mat-gia-si
Cây ổi cảnh
  • Kiểm tra sâu bệnh hằng ngày, kiểm tra lá, cành và đặc biệt là thân cây bởi ổi rất dễ bị sâu đục thân. Khi phát hiện sâu bệnh nên cách ly cây và tiến hành điều trị kịp thời tránh lây lan.
  • Khi hậu quá lạnh nên mang chậu để vào chỗ ấm còn nếu thời tiết nắng khắc nghiệt thì buổi trưa và chiều nên làm thêm mái cho bằng lưới dể hạn chế cây bị mất nước mà héo lá
  • Tỉa cành, lá thường xuyên để có thể giữ được hình dáng bonsai của cây

6. Mọi người cũng hỏi

 6.1 Cây ổi có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời 1: Cây ổi có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, chủ yếu là ở Trung Quốc, và đã được trồng từ hàng ngàn năm trước đến nay.

 6.2 Loài cây ổi cần điều kiện gì để phát triển tốt?

Trả lời 2: Cây ổi thích hợp với khí hậu ôn đới và nhiệt đới, yêu cầu ánh nắng mặt trời đầy đủ và đất giàu chất hữu cơ để phát triển tốt.

 6.3 Cây ổi có những ứng dụng nào trong cuộc sống hàng ngày?

Trả lời 3: Cây ổi được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học. Trái ổi thường được làm thành mứt, nước ép, hoặc dùng làm thành phần trong nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Ngoài ra, lá và vỏ cây ổi cũng có tác dụng trong lĩnh vực y học truyền thống và có khả năng chữa bệnh kháng vi khuẩn và chống viêm nhiễm.

Bài viết liên quan