Có thể nói, sự hiện diện của cây xanh không chỉ giúp điều hòa không khí, tô điểm nét xanh tươi mới mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ. Không những thế nếu bạn đang muốn trang trí cho căn phòng nhỏ của mình hoặc làm mới bàn làm việc thì những loại cây cảnh dưới đây là lựa chọn vô cùng thích hợp. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé!
1. Cây Kim Ngân
Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây có hai loại chính là kim ngân xoắn và kim ngân thẳng. Dựa theo cách trồng có thể phân loại là kim ngân chậu gốm và kim ngân thủy sinh (kim ngân trồng trong nước, không cần tưới). Cả 2 loại này đều có lá và rễ như nhau. Chỉ khác nhau ở phàn thân. So sánh giữa 2 loài này thì kim ngân xoắn sẽ đẹp hơn kim ngân đứng bình thường. Kim ngân có nhiều kích cỡ.
Đặc điểm của cây kim ngân:
Một cây kim ngân để bàn có kích thước khoảng 15 – 20 cm. Cây lớn nhất cao tới 6 mét, cây dẻo dai bền chắc. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
Quả kim ngân có hình oval giống như quả trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa. Một chậu kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân, hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà, món đồ trang trí rất ý nghĩa.
Ý nghĩa cây kim ngân phong thủy:
Trong phong thủy cây giúp mang lại nhiều tiền tài, đồng thời gìn giữ tài sản cho gia chủ. Có thể nói trong phong thủy về cây thì cây Kim Ngân luôn là lựa chọn tốt nhất vì cây hợp tất cả các mệnh, các tuổi. Ngũ hành không xung khắc và thêm 3 yếu tố phong thủy chính đầy thu hút:
- Ngũ lộc phát: cây có tán đều 5 lá mang ý nghĩa ngũ lộc phát. Ngũ lộc chính là “tiền”, ”tài” , ”lộc”, ”tấn”, ”phát“. Hội tụ đủ 5 yếu tố về phong thủy trên cây chỉ trong một chậu cây. Đó cũng chính là lý do khiến cây kim ngân ngày càng được nhiều người yêu thích.
- Về khí: cây Kim Ngân còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
- Trong công danh sự nghiệp: cây mang lại may mắn về tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiến. Mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Cách chăm sóc cây kim ngân:
Cũng giống như các loài cây cảnh mini và cây để bàn khác. Cây kim ngân cũng có những yêu cầu về chăm sóc riêng.
– Nhiệt độ: Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C – 35°C nhưng nhiệt độ phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ 18°C đến 26°C. Mức nhiệt độ này thường là trong văn phòng hoặc nhà ở nơi có khí hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu. Không khí nơi để cây có thể tháng hoặc không thoáng khí đều được vì tính lọc không khí của cây rất cao.
– Ánh sáng: Cây thuộc loại sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thích nghi với mọi môi trường nên ta có thể để chúng trong môi trường ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên đều được.
– Dinh dưỡng: Để cây phát triển khỏe mạnh, chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách đều đặn, nhưng dinh dưỡng ở đây có thể là những viên thuốc B1 hoặc phân bón chậm tan (một loại phân bón được ép thành cục, rất sạch và không có mùi). Khi dùng chất dinh dưỡng như vậy ta sẽ có một chậu cây kim ngân đẹp, đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng vẫn dữ được sạch sẽ cho không gian.
Tưới cây: một tuần tưới từ 2-3 lần. Để cây trong môi trường có ánh sáng tốt và nhiệt độ từ 27*C-40*C.
Đặt cây Kim Ngân ở đâu trong nhà?
Thuộc dòng cây phong thủy nên việc chọn vị trí đặt cây kim ngân để tốt cho phong thủy cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số chú ý khi chọn vị trí để cây hi vọng sẽ giúp cho các bạn chọn được một chậu cây và vị trí để cây thích hợp cho mình.
- Trên bàn làm việc: Chậu kim ngân khi để trên bàn làm việc mang lại may mắn cho công việc của bạn. Sự nghiệp ngày càng phát đạt và mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp sẽ trở lên tốt hơn. Từ đó giúp cho bạn ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
- Trên bàn phòng khách hoặc trên cửa sổ: Xét về tính phong thủy, những cây lá tròn như cây trường sinh, cây lan ý giúp giữ sinh khí trong nhà, bảo vệ ngôi nhà. Còn những cây lá dài như cây kim tiền và kim ngân, cây lưỡi hổ sẽ như người gác cửa bảo vệ những điều xấu vào ngôi nhà.
- Trên quầy thu ngân, trước cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa may mắn hút tiền bạc cây sẽ mang lại phong thủy tốt cho công việc kinh doanh, buôn bán của bạn. Khách hàng nhờ đó mà tới nườm nượp, tiền vào như nước.
Làm quà tặng: Cây kim ngân xoắn vốn được biết đến là cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc, khi bạn tặng một người đồng nghiệp, một người bạn chắc chắn người đó sẽ rất cảm kích vì bạn đã mang đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc.
2. Cây Kim Tiền
Có đặc điểm nổi bật là phần lá xanh thẫm, to khoảng ngón tay cái mọc đối xứng hai bên cành lá. Các nhánh to khoẻ vươn lên cao, sống tốt cả trong môi trường thiếu ánh sáng và không khí. Kim tiền được xem là loại cây “phú quý” có tác dụng “phát tài phát lộc” nhờ đặc điểm sinh sôi và không ngừng phát triển các nhánh.
Đặc điểm của cây kim tiền:
Cây Kim tiền hay còn được gọi là cây kim tiền lộc – cây kim phát tài, thuộc họ cây rễ chùm, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, mọng nước, gốc phình to. Rễ cây phát triển tốt biến thành các củ rễ. Cây kim phát tài có lá kép dạng to, cuống lá ngắn, phiến lá dày màu xanh thẫm, sáng bóng, rất đẹp, một cây thường có tuổi thọ từ 5 -7 năm. Trong khoảng thời gian đó nếu cây được chăm sóc tốt chúng sẽ lớn khỏe và đẻ ra các nhánh cây con từ thân cây mẹ. Ta có thể tách những nhánh con đó để trồng thành một chậu cây kim tiền để bàn nho nhỏ mới.
Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và màu sắc lá cây rất tươi tắn, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài. Vì vậy mà cây kim phát tài luôn là lựa chọn số một cho các phòng khách, phòng hội họp, văn phòng công sở, nhà hàng, khách sạn, hoặc dùng làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương…
Ý nghĩa cây kim tiền trong phong thủy:
Ngay từ tên gọi ta đã dễ dàng thấy được ý nghĩa cây kim tiền. Cây mang lại nhiều may mắn, tiền bạc cho chủ nhân. Hơn nữa loài cây này có lá kép song song nhau. Trong phong thủy tượng trưng cho sự đồng hành, phát triển – dĩ hòa, vi quý. Trong môi trường công sở cây giúp cho mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp tốt hơn rất nhiều.
Cây Kim Tiền còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hàng, cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Đặt cây kim tiền để bàn ở đâu?
Vị trí đặt cây kim tiền rất quan trọng với sự phát triển của cây. Cây có tính ưa sáng và những không gian thoáng. Nên hãy chọn vị trí đặt cây trên bàn làm việc, phòng khách, gần cầu thang, hành lang, bàn học, quầy thu ngân… Không nên để ở những nơi tối, cây sẽ quang hợp chậm và các lá cây không được xanh tươi. Như vậy cây sẽ giảm đi phần nào vẻ đẹp.
Cây kim tiền để bàn hợp tuổi nào?
Câu trả lời là cây kim tiền hợp tuổi tý. Người hợp tuổi tý mua cây, sự nghiệp, tiền tài sẽ lên như diều gặp gió. Nhưng những tuổi khác thì sao? Tuy cây kim tiền hợp tuổi tý nhưng không phải không hợp với những tuổi khác , chỉ là với tuổi tý cây hợp nhất thôi. Tóm lại dù cho bạn có ở độ tuổi nào hay cung nào đi chăng nữa thì Cây kim phát tài này vẫn là loài cây mang lại phú quý hàng đầu cho bạn.
Cách chăm sóc cây kim tiền để bàn
Cây kim tiền lộc hay kim phát tài là loại cây rất dễ sống không cần đòi hỏi phải chăm sóc quá kỹ lưỡng, hơn nữa cây rất ít sâu bệnh và phát triển mạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ giúp cây phát triển tốt nhất là từ 15°C- 30°C. Trong khoảng nhiệt độ này cây phát triển tốt, lá cây xanh tươi, các chồi non mọc lên nhanh chóng.
- Ánh sáng: Cây thuộc dòng cây ưa sáng nên để cây phát triển nhất. Ta nên cho cậu bạn này có ánh sáng tốt để quang hợp. Không nhất thiết là ánh sáng mặt trời, bạn có thể dùng áng sáng nhân tạo như ánh đèn điện, đèn led đều được.
- Dinh dưỡng: Cây có nhu cầu dinh dưỡng cũng giống như động vật vậy. Một tháng bạn hãy nhớ bón cho cây hai đến ba viên thuốc B1 hoặc 3 hạt phân bón chậm tan nhé. Như vậy sẽ giúp cây duy trì sự phát triển nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ cho không gian.
- Nước tưới: Để cây phát triển tốt, bạn nên tưới cây một tuần 2 – 3 lần vào những khi trời mát ví dụ như trời vừa mưa xong, sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên tưới cây và lúc trời nắng nóng sẽ làm cây dễ bị sốc nhiệt.
NHÂN GIỐNG: Cây Kim Tiền là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống đúng vào lúc thay chậu. Thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Sau khi bụi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang trồng bằng nước.
Cây Kim Tiền để trong nhà sẽ khá bất tiện để tưới cây, vì bạn phải tưới cẩn thận thì nước mới không văng ra nhà. Để tránh trường hợp này, bạn có thể sắm cho em ấy một chiếc chậu cây tự bơm nước tưới. Bạn có thể mua chậu cây tự tưới chính hãng với giá phải chăng tại đây.
3. Cây Si Nhật
Cây si Nhật còn được gọi là cây si bonsai để bàn, cây sanh để bàn. Không giống như những cây si to lớn được trồng ở những công trình kiến trúc. Cây si Nhật nhỏ gọn thích hợp để trên bàn làm việc, bàn phòng khách. Làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà bạn.
Đặc điểm của cây Si Nhật:
Lá cây có hình oval nhọn dần về cuối lá. Lá cứng và nhỏ hơn các loại si thường thấy. Lá cây có tác dụng lọc không khí rất tốt.
Thân cây có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây si thuộc dòng thân gỗ, các cành, các gốc được uốn dạng bonsai tuyệt đẹp.
Rễ cây rất mạnh khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Rễ cây cũng thích nghi rất tốt trong môi trường thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Cây si Nhật không có hoa như những cây khác. Người ta chơi cây là vì dáng cây đẹp, vậy nên khi chọn cây hãy chọn một chậu có dánh uốn lượn đẹp nhất nhé.
Cây si Nhật lọc không khí bảo vệ sức khỏe hô hấp, làm trong sạch môi trường.
Tác dụng của cây Si Nhật:
- Cây si để bàn có màu xanh tươi giúp trang trí không gian làm việc thêm đẹp và sang trọng hơn. Tạo động lực làm việc.
- Lá cây si Nhật có màu xanh được NASA nghiên cứu giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 15% sự tập trung trong công việc.
- Chất diệp lục trong lá cây giúp hấp thụ các tia bức xạ có hại từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, bảo vệ tốt cho mắt và sức khỏe.
- Cây si nhật lọc không khí, hút chất bụi bẩn và thải ra khí Oxi giúp không khí trong lành hơn.
Ý nghĩa của cây si Nhật:
Cây si Nhật trong phong thủy có dáng tựa tháp trụ thể hiện sự chắc chắn. Trong phong thủy cây si để bàn mang ý nghĩa thần dữ của, dữ tiền bạc trong nhà. Bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu.
Cây si nhật hợp mệnh gì? Cây si hợp mệnh mộc, mệnh hỏa, mệnh thủy, và mệnh thổ. Những người mang mệnh này khi trồng cây si nhật sẽ gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Công việc thăng tiến trông thấy.
Cách chăm sóc cây Si Nhật:
Cây Si Nhật có cách chăm sóc vô cùng dễ dàng. Vì lọc khí và hút bụi tốt nên lá hay bị bẩn thi thoảng bạn có thể dùng khăn ướt để lau lá.
- Ánh sáng: Cây Si Nhật thuộc loại cây để bàn văn phòng. Chính vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được. Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu. Tốt nhất là nên để cây si cảnh mini ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt.
- Nước: trồng Cây Si Nhật thủy sinh rất đơn giản. Khi nào bình hết nước thì đổ đầy nước vào trong bình là được. Nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hơi hết mùi clo. Khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước. Khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho một vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.
4. Cây Tùng Bồng Lai
Tùng Bồng Lai là cây mộc, thân và cành cây có độ mềm và tựa dáng bonsai. Thân cây tùng bồng lai không chỉ mọc thẳng thành một dáng. Một số cây đẹp còn có nhiều thế khác nhau tạo thành các dáng rất thích mắt. Đó cũng là lý do khiến người ta ưa chuộng những cây bonsai tùng bồng lai hơn cả.
Lá cây tùng bồng lai nhỏ, thuộc họ lá kim. Các lá tạo thành tán, các tán bao quanh thân cây theo dạng tròn đều, làm cho cây tùng bồng lai toát lên một vẻ đẹp cổ kính hài hòa. Rễ cây tùng bồng lai rất dài và sâu vì trong điều kiện tự nhiên cây tùng sống trên các mỏm đá nơi khí hậu khắc nghiệt, ít dinh dưỡng nên cần có bộ rễ dày và dài để hút được dinh dưỡng từ sâu trong các lớp đá.
Tuổi thọ cây Tùng Bồng Lai : 2-3 năm.
Kích thước của cây Tùng Bồng Lai:
Một cây Tùng Bồng Lai để bàn trung bình có độ cao từ 20-30 cm tùy thuộc vào tư thế và độ tuổi của cây. Đường kính của cây là 10-18 cm, nhỏ gọn, hợp với không gian làm việc và trưng bày trên bàn phòng khách.
Cây tùng bồng lai có tác dụng đuổi muỗi và hút tia bức xạ có hại từ thiết bị máy tính, điện thoại bảo vệ tốt cho sức khỏe.
Ý nghĩa và tác dụng của cây Tùng Bồng Lai:
- Sự mạnh mẽ kiên cường:
Cũng vì môi trường sống từ xa xưa của cây Tùng Bồng Lai là trên các mỏm đá và nơi địa hình hiểm trở, nắng gió quanh năm nên cây cần có sức sống rất khỏe để thích nghi với sự khắc nghiệt đó. - Phòng chống sốt xuất huyết :
Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, khi lên rừng những nơi có cây tùng, người ta đã phát hiện ở đó không có dấu hiệu sinh sống của loài muỗi. Qua một thời gian nghiên cứu người ta đã chứng minh rằng nhựa của cây Tùng Bồng Lai có tác dụng đuổi muỗi và chống sốt xuất huyết cho con người rất tốt. - Hút tia bức xạ có hại từ máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử có hại khác.
- Là vật trưng bày tạo sự sang trọng, tô điểm thêm không gian làm việc và học tập.
- Mang lại không gian xanh, thoáng mát hơn cho cả gia đình.
- Là món quà ý nghĩa tặng sếp, đồng nghiệp, bạn bè và người yêu…
Ý nghĩa phong thủy cây Tùng Bồng Lai:
Cây tùng bồng lai để bàn được xếp vào danh mục cây cao quý. Cây mang lại nhiều sức khỏe, thịnh vượng tài lộc cho người trồng (trích từ sách phong thủy năm 2015).
Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Người mang các mệnh hỏa, kim, thổ, mộc khi có một cây tùng bồng lai để bàn sẽ phất lên như diều gặp gió, được nhiều quý nhân phù trợ, làm ăn sớm phát tài.
Vị trí đặt cây Tùng Bồng Lai:
Tùng bồng lai đặt trên bàn làm việc, bàn học: hãy ưu tiên để cây tùng bồng lai ngay bên cạnh máy tính của bạn vì cây hấp thụ tia bức xạ rất tốt, giúp mắt bạn đỡ mỏi hơn mỗi khi phải tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Giảm các nguy cơ ung thư.
Tùng bồng lai để trong nhà: nên đặt là trên bàn phòng khách, cạnh tivi, trong nhà vệ sinh cạnh bồn rửa mặt hoặc cạnh giường ngủ, những nơi thường xuyên có muỗi sinh sống.
Làm sao để mua được cây Tùng Bồng Lai đẹp?
- Lá cây: Cần lựa chọn những cây có lá xanh tươi, không bị khô héo. Các tán lá đều nhau, không bị dính vào nhau hay thưa nhau quá như vậy cây sẽ xấu.
- Thân cây: Thân cây mềm, dẻo không bị sâu bệnh, các cành cây không bị khô. Các cành tỏa đều ra 4 hướng làm cho cây có tư thế cân bằng ở cả 4 góc nhìn.
- Rễ cây : Bộ rễ cây phải dài và khỏe cắm chắc xuống đất, một cọc rễ cây trung bình có độ dài bằng hoặc gấp 1,5 lần so với thân cây Tùng Bồng Lai.
Khi mua cây tùng bồng lai, hãy chú ý tới các chi tiết của lá cây, thân cây sao cho hài hòa và không sâu bệnh.
Cách chăm sóc cây Tùng Bồng Lai:
Lọài cây này rất dễ chăm sóc và không cần quá cầu kỳ.
- Nước tưới: 1 tuần tưới 2-3 lần cân đối vào các mùa khác nhau sao cho đất cây không quá khô cũng không quá ướt, luôn duy trì đủ độ ẩm.
- Ánh sáng: Cây có thể sống tốt trong mọi môi trường ánh sáng dù là tự nhiên hay nhân tạo, chỉ cần có ánh sáng là cây đã có thể quang hợp và phát triển xanh tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ sống tốt nhất cho cây là từ 15 – 35 độ C.
- Dinh dưỡng: Cây Tùng Bồng Lai để bàn được trồng trong chậu nhỏ có lượng đất khá ít nên sau khoảng 2 – 3 tháng bạn nên cho vào gốc cây một chút phân bón chậm tan hoặc vài viên B1, như vậy khiến cho cây xanh tốt hơn. Và tốt nhất là sau 5 tháng bạn nên thay đất cho cây 1 lần.
Ngọc ngân không chỉ đẹp ở những phiến lá xanh pha đốm trắng mà còn rất mạnh khỏe bởi bộ rễ vững chắc, mang đến sự hài hòa cho loại cây này. Người ta tin rằng, trưng bày một chậu ngọc ngân trên bàn làm việc hay phòng khách sẽ đem đến nhiều bổng lộc. Hơn nữa, cây rất ưa bóng râm và thích nghi tốt với môi trường máy lạnh trong văn phòng.
5. Cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân hay còn được gọi với cái tên hoa mỹ là cây Valentine. Nguồn gốc của loài cây này không nơi đâu xa lạ chính là đất nước bạn Campuchia. Cây Thủy Sinh ngọc ngân được lai tạo bởi nhà thực vật học của nước này vào năm 1982. Cây được lại tạo từ cây Phú Quý nên có nhiều người gọi Cây Ngọc Ngân là cây Phú Quý Xanh.
Cây ngọc ngân với màu sắc tươi sáng giống như hạt Ngọc trong lá cây. Lựa chọn tuyệt vời khi chọn cây để bàn.
Đặc điểm của cây Ngọc Ngân:
Lá cây Ngọc Ngân có hình oval nhọn dần về cuối lá. Thân lá có các đốm trắng nhỏ khi chiếu ánh sáng qua sẽ có màu sắc long lanh. Thật giống như ngân lượng khi gặp sáng chiếu vào. Đó cũng chính là lý do để cây được gọi là cây Ngọc Ngân.
Thân cây Ngọc Ngân có chiều cao từ 20-30cm thường được dùng làm cây cảnh để bàn làm việc. Cây có chiều cao từ 50cm trở nên sẽ được dùng làm cây nội thất. Thân cây thuộc dòng thân thảo.
Rễ cây rất khỏe nên ngoài việc trồng cây trong đất bằng các chậu gốm, chậu sứ thì cây còn được trồng thủy sinh. Đặc biệt khi nuôi thủy sinh cây không cần tưới nhiều.
Hoa cây Ngọc Ngân có màu trắng. Cây Ngọc Ngân nở hoa báo hiệu sự may mắn, hạnh phúc, thăng tiến trong công việc. Cây Ngọc Ngân ra hoa nhiều mùa trong năm, khiến chậu cây quanh năm đua hoa nở rộ.
Ý nghĩa cây Ngọc Ngân:
Cây Ngọc Ngân có ý nghĩa gì? Từ Ngọc Ngân: Ngọc tượng trưng cho ”Ngọc lá biếc xanh“, Ngân tượng trưng cho ”Ngân lượng đầy nhà”. Cả 2 từ ghép lại tạo nên cái tên đẹp đẽ hoàn hảo về cả ngôn từ lẫn ý nghĩa. Nó khiến ta tưởng tượng tới vẻ đẹp của một cô gái đang tuổi đôi mươi. Với nét duyên ngọc ngà, trau chuốt.
Cây ngọc ngân phong thủy còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
Trong công danh sự nghiệp một chậu cây Ngọc Ngân đẹp mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
Vị trí đặt cây Ngọc Ngân may mắn:
- Trên bàn làm việc: Cây Ngọc Ngân để trên bàn làm việc là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người. Khi để cây trên bàn làm việc và nhất là cạnh máy tính, điện thoại, cây có tác dụng hút tia bức xạ có hại từ máy tính. Từ đó bảo vệ rất tốt cho sức khỏe và nhất là cho mắt.
- Trên quầy thu ngân, cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa cây Ngọc Ngân là mang lại may mắn và tiền bạc, sẽ là sự lựa chọn tốt khi để cây làm vị thần tài mang lại may mắn cho việc kinh doanh của bạn.
- Trang trí nhà hàng, khách sạn: Với màu sắc sáng, sang trọng nhất là khi kết hợp với những chậu màu trắng, màu hồng, cây sẽ tôn lên không gian sang trọng cho không gian. Cây ngọc ngân sang trọng, quý phái mang ý nghĩa may mắn về tiền bạc.
Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc Ngân:
Cây Ngọc Ngân có cách chăm sóc vô cùng dễ dàng. Vì lọc khí và hút bụi tốt nên lá hay bị bẩn. Thi thoảng bạn có thể dùng khăn ướt để lau lá.
- Ánh sáng: Cây Ngọc Ngân thuộc loại cây để bàn văn phòng vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được. Tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu.
Nếu trồng Ngọc Ngân thủy sinh, tốt nhất là nên để cây ở cửa sổ, hành lang, những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt. Vì nếu để ở trời nắng gắt cây dễ bị cháy lá. Bình cây lại thủy tinh có khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn sẽ khiến nước nóng dẫn tới chết cây.
- Nước: Trồng Ngọc Ngân thủy sinh, khi nào bình hết nước thì ta lại đổ đầy nước vào trong bình. Nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hết mùi clo. Và khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước. Khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, chỉ cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho một vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.
- Nhiệt độ: Là loài cây ưa bóng mát và nhiệt độ trung bình. Trong điều kiện ẩm ướt, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 27 độ.
- Nhân giống: Cây Ngọc ngân là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu. Thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Sau khi bụi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang trồng bằng nước.
Cây Ngọc Ngân là vật trang trí đẹp, mang lại may mắn, cũng là món quà ý nghĩa tặng bạn bè, người thân. Cây tốt cho phong thủy của người kinh doanh nên hay được dùng để trưng bày tại các cửa hàng, cửa hiệu.
Những chậu cây cảnh “hút tài lộc” trên đều phổ biến và rất dễ kiếm. Giá chỉ khoảng 200 000. Bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng chuyên kinh doanh cây cảnh trang trí nhà, văn phòng hoặc tham khảo trên các trang web bán hàng online uy tín. Chúc bạn tìm được những chậu cây ưng ý.
Mọi người cũng hỏi
- Cây cảnh mini phong thủy là gì? Cây cảnh mini phong thủy là các loại cây nhỏ gọn được coi là mang lại năng lượng tích cực và cân bằng yin-yang trong không gian làm việc.
- Cây cảnh mini phong thủy nào thích hợp để bàn làm việc? Có nhiều loại cây cảnh mini phong thủy thích hợp cho bàn làm việc như cây phát tài, cây tiền vàng, cây lưỡi hổ, cây cỏ may mắn, cây dứa mini và cây phát lộc.
- Cây cảnh mini phong thủy có tác dụng gì trong không gian làm việc? Cây cảnh mini phong thủy được cho là mang lại năng lượng tích cực, tạo cảm giác thư thái, gia tăng sự tập trung và sáng tạo, cân bằng năng lượng trong môi trường làm việc.