Cây cảnh nghệ thuật là gì?
Cây cảnh nghệ thuật thường là những cây trồng dùng để trang trí thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên cây cảnh thông qua cách tạo dáng cây, vẻ đẹp của hoa, lá và dáng thế của cây dưới sự tác động của con người tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện một ý nghĩa văn hóa, nhân văn nào đó thông qua cây cảnh.
Điển hình cho cây cảnh nghệ thuật đó chính là cây bonsai tức cây được trồng trong chậu hoặc khay, được cắt tỉa và tạo dáng tỉ mỉ dưới góc nhìn và đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân chăm sóc cây. Hay nói một cách khác bonsai là một cây hay một nhóm cây được thu nhỏ lại nhưng vẫn mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và cây vẫn mang được cổ thụ lâu năm được trồng trong chậu, khay hoặc được trồng bằng kỹ thuật chăm sóc cây riêng biệt.
Ngẫm một chút cây xanh đâu chỉ là phương tiện trang trí, thay đổi cảnh quan mà sâu xa hơn nó còn ẩn chứa mong ước lớn lao, những giá trị thực của những ai có tình yêu mãnh liệt của mình đối với thiên nhiên cây cảnh, hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề là vườn trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả.
Để có một cây cảnh nghệ thuật ưng ý người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
- Bộ rễ của cây phải dày và to, gân guốc trên mặt đất khoảng một phần ba trên bền mặt chậu cây.
- Vỏ cây phải càng sần sùi, lộ ra vẻ già nua, thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoan.
- Thân cây phát triển phần dưới phải to và phần trên nhỏ dần lại. Nếu một cây mà có thân suôn phần gốc và phần ngọn không chênh lệch nhiều thì không thể làm cây cảnh theo nghẹ thuật được vì sẽ gây cảm giác cây khá là tù túng.
- Cành và nhánh cây phải phân chi thật rõ ràng sao cho phù hợp với một dáng thế dã định hình từ trước và nhánh cây phải phát triển được chồi non tốt.
- Lá cây xanh mướt, bóng, khong có dấu hiệu của bệnh và lá cây càng nhỏ càng tốt.
- Cây phải trổ nhiều hoa và hơn nữa hoa phải có màu sắc tươi và đẹp.
Hiện nay trên thế giới người ta chia cây cảnh nghệ thuật thành bốn nhóm chính:
- Cây có chiều cao khoảng 15cm là loại cây rất nhỏ hay còn gọi là cây mini.
- Cây có chiều cao khoảng từ 16cm đến 30cm được gọi là cây nhỏ.
- Cây có chiều cao khoảng từ 31cm đến 60cm được gọi là cây trung bình.
- Cây có chiều cao khoảng từ 60cm trở lên được gọi là cây lớn.
Trên đây là một số nét khái quát để chúng ta có thể hình dung ra quá trình sáng tạo một tác phẩm cây cảnh theo hướng nghệ thuật là vô cùng gian khổ, kiên trì, và đòi hỏi kiến thức cần thiết về chuyên môn, và hơn nữa cũng đã có nhiều sách, nhiều nguồn tham khảo về cây cảnh nghệ thuật này.
Ý nghĩa của cây cảnh nghệ thuật bonsai
Khi vào những năm tháng phát triển đầu tiên nghệ thuật bonsai thì người ta quan niệm rằng chỉ nên dùng những cây quý hiếm và có tuổi thọ lâu đời như cây tùng bách, cây si, cây sanh, cây đa, …để làm kiểng. Nhưng khi phát triển tới một mức nhất định thì những nghệ nhân làm bonsai với suy nghĩ phóng khoáng đã cho thấy không chỉ những cây quý hiếm, lâu đời mới có thể làm cây bonsai mà bất cứ cây nào cũng có thể để tạo hình một cây bonsai tuyệt đẹp, chỉ cần người nghệ nhân có kỹ thuật điêu luyện tốt, đặt tâm huyết vào cây với mong muốn mang đến một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật đó là công sức, sáng tạo, tỉ mỉ mà người nghệ nhân tạo ra, gửi gắm vào những kiến thức, những ý tưởng và tình cảm của mình vào tác phẩm, để nhận ra cái đẹp của một cây bonsai, người xem cây phải sáng suốt hiểu biết và đủ năng lực, kinh nghiệm trong nghề mới cảm nhận được cái đẹp, tinh tế của một tác phẩm cây bonsai. Nhưng xét cho cùng với cái đẹp tiềmm ẩn bên trong cây cảnh nghệ thuật bonsai đó là chiều sâu về triết lý nhân sinh và tâm hồn thanh thoát mà nghệ nhân muốn gửi gắm trong đó.
Các trường phái cây cảnh nghệ thuật bonsai trên thế giới
Tạo nên một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật bonsai cũng cần tuân theo những trường phái văn hoá nhất định, những chậu bonsai đặt cạnh nhau lại mang một phong cách riêng biệt, hoàn toàn khác nhau.
-
Những trường phái cây cảnh ở Nhật Bản
Theo trường phái bonsai Cổ thụ
Được sáng tạo bởi nghệ nhân Nhật Bản mang tên Ben Oki Những chậu cây cảnh mang dáng của cây cổ thụ được thu nhỏ lại trong một chiếc chậu xin xắn với thân cây lùn, gốc to, lá cây xanh tươi tốt mang dáng vững chắc khiến ai cũng phải nhìn ngắm một cách say đắm.
Theo trường phái bonsai khô
Được xem là cha đẻ của trường phái này ông Masahiko Kimura một nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm và đồng thời cũng là cựu võ sĩ judo người nhật bản đã được tôn vinh hết lời khen ngợi của những người trong làng cây cảnh nghệ thuật bonsai này. Được trồng trên những thân cây khô kết hợp với tạo dáng độc đáo, những cây cảnh mang phong cách bonsai này khiến người nhìn phải mở to mắt trầm trố và cảm thấy lạ lẫm.
-
Những trường phái cây cảnh bonsai ở Trung Hoa
Theo phong cách Bonsai Dương Châu
Cây cảnh bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách bonsai khu vực phía Bắc Giang Tô, chậu cảnh bonsai này có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng và phải gia công từ lúc cây còn non. Nhìn vào nét họa “chi vô thốn trực” đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 – 3 tầng và nhiều tầng.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu, lấy sỏi đá kết hợp với cây cảnh làm cho cây có khí thế ngời ngời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên cho cây. Hơn nữa còn 1 loại đặc biệt là kiểu thủy hạn, tức là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên loại này rất được ưa chuộng.
Theo trường phái Bonsai Thượng Hải
Cây cảnh bonsai theo trường phái này thì chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, hình thức thì rất nhiều tha hồ mà lựa chọn. Có loại bonsai nhỏ, cũng có loại bonsai siêu nhỏ,… Tạo dáng đều dùng phương pháp “Bó thô cắt nhỏ”. Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Sau khi tạo thành hình các nhánh cây sẽ tự động uốn cong tự nhiên, đường nét sắc sảo, lá cây sẽ phân bổ từng vùng, hình thành tự nhiên.
Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như sắc thái, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Trường phái Thượng Hải bonsai thường có phần thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, tùy chỉnh phong phú, sáng tạo như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt. Các loại cây dùng dùng câu dùng cho trường phái này là thường có cây ngũ kim tùng, hắc tùng, la Hán tùng,… Ngoài ra còn có cây du, cây tước mai,…
Theo trường phái địa phương của bonsai Lĩnh Nam
Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật này là những nhà làm Bonsai đã dùng những cảnh nhấp nhô chập chùng để sáng tạo ra phương pháp tự hình cắt tỉa hợp lý. Có tỉ lệ đẹp giữa cành và lá, phía trên phía dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.
Hình thức thường thấy của bonsai này là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm. Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa, nhưng đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng vấp khỏe mạnh. Loại cây thích hợp để làm bonsai theo trường phái lĩnh nam là các cây Du, Tước Hải, Trà Phúc Kiến… có mầm mọc nhanh và khỏe.