Với xu hướng trồng cây cảnh thân gỗ trong nhà, tại khu vực giếng trời, cửa sổ, nhằm tăng nét đẹp thêm cho không gian nội thất. NHƯNG nhiều bạn vẫn chưa biết chọn loại cây nào phù hợp, đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, phong thủy. Sau đây, Mộc đã tổng hợp được 15 loại cây thân gỗ trồng được trong nhà, quán cafe, resort mà bạn có thể tham khảo qua.
Lối kiến trúc xanh ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, với mục đích nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Đồng thời, cây xanh trong nhà còn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo nên một góc cực chill cho gia đình, quán cafe, văn phòng công ty, resort. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn trồng cây thân gỗ trong nhà kết hợp với các cây thân thảo để tạo nên tiểu cảnh cực chất. Vậy cây thân gỗ nào trồng được trong nhà? Mọi người cùng xem ngay nhé:
1. Cây Kim Ngân – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây kim ngân quá quen thuộc với chúng ta, đây là loại cây thường được trang trí trong các văn phòng công ty, quán cafe, nhà phố… Thông dụng nhất là kim ngân thắt bím size nhỏ và vừa.
Nhưng khi trồng ở những khu vực trọng điểm, không gian rộng người ta thường chọn Kim Ngân nhất trụ hoặc kim ngân cổ thụ, vì gốc cây to vững chắc hơn. Cây ưa bóng mát, có thể sống môi trường ít ánh nắng và ít rụng lá.
Đồng thời, trong phong thủy, cây Kim Ngân giúp đem lại tài lộc, tăng vượng khí cho gia chủ.
2. Cây Bàng Singapore
Bàng Singapore có xuất xứ từ Tây Phi, có tên khoa học là Ficus Lyata. Cây có dáng đứng thẳng, bản lá to, xanh tốt suốt năm, cây không ưa nước lắm và sinh trưởng được trong nhiều môi trường khác nhau. Nên phù hợp làm cây thân gỗ trồng được trong nhà.
Bàng Singapore có công dụng làm sạch không khí đem lại môi trường sống dễ chịu, thông thoáng hơn.
Về ý nghĩa phong thủy, cây thể hiện khí phách của bậc quân tử, chính nghĩa giúp xua đuổi vận xui, thu hút những điều may mắn, năng lượng tích cực đến gia chủ.
3. Cây Lộc Vừng – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây lộc vừng thường xuất hiện ở các vùng đất ẩm ven biển, đặc biệt phổ biến tại các nước như Việt Nam, Lào. Cây còn có tên gọi khác là cây mưng.
Dáng cây thẳng đứng hiên hang, cành và nhánh có tán lá dày, hoa mọc nhỏ có màu đỏ tươi. Chiều cao cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường và cách chăm sóc cây của người trồng.
Thêm vào đó, cây Lộc Vừng mang ý nghĩa về may mắn, tài lộc, đem lại sự thuận lợi cho gia chủ. Cây được xếp vào bộ tứ cây phong thủy (Sanh, Sung, Tùng, Lộc).
4. Cây Phát Tài Núi
Cây Phát Tài Núi có chiều cao từ 0.8-4m, có nhiều cành, rễ phụ. Lá dạng thuôn nhọn và uốn cong, dài 15-25cm, rộng 4-7cm, lá chủ yếu tập trung ở đỉnh. Cây thường được trồng phối kết với các loại cây cảnh khác để làm tiểu cảnh, giúp tôn lên dáng cây với nét đẹp đơn sơ.
Đồng thời, Phát Tài Núi thường được trồng làm cây thân gỗ trong nhà rất được ưa chuộng và thường trồng trong chậu xi măng đá mài chậu sứ đặt trong phòng khách, trang trí văn phòng, nhà ở đẹp mắt.
5. Cây Hạnh Phúc – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây Hạnh Phúc
Cây Hạnh Phúc có chiều cao trung bình từ 50cm-2m, thuộc dòng cây thân gỗ. Nét đẹp của cây nằm ở lá, mỗi cành sẽ có chùm lá gồm 3 lá được tạo góc thành hình trái tim xinh xắn và hoa của loại cây này có màu trắng tinh khôi.
Cây Hạnh Phúc có ý nghĩa tượng trưng cho hy vọng, sự may mắn, ấm áp tình yêu vì vậy khi trồng cây nhà sẽ giúp gia chủ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
6. Cây cọ đuôi ngựa
Cọ đuôi ngựa
Cây cọ đuôi ngựa còn có tên tiếng anh là Ponytail Palm. Cây phát triển chậm nhưng dễ chăm sóc, thích nghi tốt với môi trường bóng râm. Khi tưới nước chỉ cần 1 tuần/ lần là đủ. Vậy nên, trong danh sách trồng cây thân gỗ trong nhà của nhiều người không thể thiếu cây cọ đuôi ngựa.
7. Cây hoa hải đường
Hoa hải đường
Nhắc đến tên cây này làm ta nhớ tới bài hát “Hoa Hải Đường” – của Jack. Bật mí cho bạn, đây là loại cây có tuổi thọ có thể lên đến trăm năm. Nhưng cây lại sinh trưởng và phát triển rất “từ từ” và thường được nhiều người chọn làm cây thân gỗ trồng được trong nhà do sức sống bền bỉ.
Hoa hải đường có màu đỏ tươi tắn khi nở rộ, ra hoa đúng vào dịp tết về, nên đây là loài hoa đem lại sự phú quý, may mắn đến gia chủ.
8. Cây Ngọc Lan – trồng cây thân gỗ trong nhà
Ngọc Lan
Là loài cây có dạng thân bụi hoặc khi lớn thành cây gỗ lớn, xanh tốt quanh năm và rất phù hợp điều kiện môi trường ở nước ta.
Cây không những làm tăng nét đẹp cho không gian ngôi nhà, mà còn tạo bóng mát dễ chịu, kết hợp với mùi thơm nhẹ nhàng, ngọt ngào.
Hơn thế nữa, theo quan niệm Á Đông, cây còn mang một nguồn năng lượng tích cực, giúp tĩnh tâm hơn. Cây được nhiều người trồng dọc theo lối đi hoặc trưởng cửa nhà.
9. Cây Hoa Ban
Hoa Ban
Thêm một loại cây thân gỗ trồng được trong nhà được nhiều người yêu thích, đó là cây Hoa Ban. Thân cây thẳng đứng, trên các cành có hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Hoa có mùi hương dịu nhẹ tạo nên không gian thỏa mái và thư thái.
10. Cây Đào Tiên
Đào Tiên
Nằm trong danh sách trồng cây thân gỗ trong nhà không thể nhắc đến cây Đào Tiên.
Cây có dáng thấp, nhỏ, kể cả khi đã lớn cũng chỉ cao khoảng 5-8m, nên rất phù hợp làm cây thân gỗ trang trí trong nhà. Cây có kiểu dáng khá đẹp, lá của cây đào tiên có màu xanh đẹp mắt, quả đào xanh thẫm và to.
Chăm sóc cây Đào Tiên cũng không quá khó. Khi trồng cây, bạn nên ước lượng trước một khoảng trống lớn để cây sinh trưởng và phát triển. Khi cây đã lớn dần bạn cần cắt tỉa bớt cành, giữ lại gốc để tạo dáng cây phù hợp với không gian nội thất.
11. Cây Khế – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây khế
Nhắc đến cây khế làm ta gợi nhớ đến câu thoại: “Ăn một trái khế trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Chính vì hình ảnh dân dã của cây khế đã làm ta nhớ về tuổi thơ gắn liền với các câu chuyện cổ tích được mẹ hay bà kể. Nên khi đã trưởng thành hơn, khi xây dựng nhà cửa, nhiều người đã lựa chọn tạo 1 khoảng sân nhỏ để trồng cây khế, trồng thêm một số cây cảnh nhỏ xung quanh gốc. Vừa tạo điểm nhấn trong decor không gian nội thất, vừa hoài niệm một thời tuổi trẻ.
12. Cây Thiết Mộc Lan
Thiết mộc lan
Thiết Mộc Lan là cây thân gỗ trồng trong nhà giúp thanh lọc các khí độc hại, đem lại cho bạn môi trường thoải mái, sạch sẽ. Thêm vào đó, người ta cho rằng, đặt cây Thiết Mộc Lan tại phòng làm việc còn giúp đem lại sự thoải mái, cho bạn tinh thần làm việc vui tươi hơn.
13. Cây Sứ Trắng – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây Sứ Trắng
Cây hoa Sứ Trắng có thân mũm mĩm và khẳng khiu, có màu xám trắng, với các nhánh dài lan tỏa rộng, hơi xù xì. Chiều cao trung bình từ 2.5-3m. Tán cây rộng với các lá nhỏ sát nhau.
Thân cây sứ dễ uốn nắn nên cũng thường được dùng trong nghệ thuật bonsai, dùng làm cây trồng thân gỗ trong nhà mang lại sự sang trọng.
14. Cây Thạch Lựu
Cây Thạch Lựu
Cây Thạch Lựu còn có tên gọi khác là An Thạch Lựu hay là Kim Anh. Là loại cây thân gỗ có thể trồng trong nhà, cây mọc dạng bụi hoặc mọc dạng đơn. Lá cây có hình bầu dục, quả tròn và nhỏ.
Có cây Thạch Lựu trong nhà giúp ngồi nhà tăng thêm tính thẩm mĩ, làm đẹp cảnh quan chung. Ngoài ra, cây còn có công dụng chữa bệnh, hoa và lá có khả năng hút khí dầu, bụi bẩn và thanh lọc khí độc rất tốt.
Về ý nghĩa phong thủy, cây giúp xua đuổi vận xui, điều không lành. Đem đến niềm vui, may mắn cho gia chủ cứ mỗi dịp xuân về.
15. Cây bàng Đài Loan – cây thân gỗ trồng được trong nhà
Cây bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan có lá nhỏ li ti, tán lá đẹp, dáng cây thẳng đứng. Cây được trồng nhiều nơi có cư dân đông đúc như công viên, đường phố, trường học… Cây vừa tạo bóng mát vừa giúp thanh lọc không khí cực tốt. Thêm vào đó, cây có sức sống tốt, phù hợp điều kiện thời tiết Việt Nam.
Đồng thời, cây bàng Đài Loan còn có thể trồng trong các chậu nhỏ hơn, kết hợp việc cắt tỉa để làm cây trồng nội thất, tạo nên một góc xanh nhỏ cho gia đình.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ về 15 các loại cây cảnh thân gỗ trồng được trong nhà được Mộc tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng, bạn sẽ lựa chọn được cây trồng thích hợp. Bạn có góp ý thêm cây trồng nào cứ để lại bình luận.
Mọi người cũng hỏi
1. Cây cảnh thân gỗ là gì? Cây cảnh thân gỗ là những loại cây có thân cây cứng cáp và mang lại vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội thất và ngoại thất.
2. Cây cảnh thân gỗ cần chăm sóc như thế nào? Cây cảnh thân gỗ cần được đặt ở nơi có đủ ánh sáng và không gian để phát triển. Chúng cũng cần được tưới nước đều đặn và bón phân hữu cơ để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của cây.
3. Có những loại cây cảnh thân gỗ phổ biến nào? Có nhiều loại cây cảnh thân gỗ phổ biến như cây oliver, cây dừa leo, cây gỗ hương, cây bàng và cây bách.