Dương xỉ culi, còn được gọi là dương xỉ cây hoặc cây rễ không khí (Epipremnum aureum), là một loại cây cảnh phổ biến và được yêu thích trong việc trang trí nội thất. Loài cây này thuộc họ Araceae và có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á. Dương xỉ culi đã trở thành một biểu tượng trong thế giới cây cảnh nhờ vào vẻ đẹp độc đáo của nó cùng với khả năng thích nghi dễ dàng trong môi trường nội thất.
Cây Cẩu Tích – Cây Cu Li
Cây cẩu tích hoặc còn gọi là Cây lông culi, cây lông khỉ, cù liền, cù lần, kim mao; cút báng (Tày); co cút pá (Thái); nhài cù viằng (Dao). Cây mọc rải rác khắp các vùng núi ở nước ta,trong đó mọc nhiều nhất ở vùng núi Tây Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình…Cây cẩu tích có chiều cao thấp (cây mọc ở hai bên đường hoặc rìa cánh rừng) tuy nhiên cũng có khi cao tới 2,5-3m ở những vùng rừng rậm sâu. Lá lớn có cuống dài 1-2m. Phiến lá rộng 60-80cm. Dưới gốc (phía thân cây) có một lớp lông màu vàng và bóng phủ dày đặc, người ta thường lấy phần lông này để cầm máu rất tốt. Nhìn ra phần thân cây sẽ giống với hình thù con vật nên người ta gọi là Lông cu li.
>> Xem thêm Ý nghĩa đặc biệt của các loại dương xỉ để biết thêm chi tiết
Công Dụng Cây Cu Li
Cây cẩu tích nghe tên thì với nhiều người rất xa lạ nhưng chỉ cần nhắc tới cái tên Cây Cu Li hoặc Lông Cu Li thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết tới công dụng cầm máu của cây này. Cẩu tích là tên gọi trong dân gian, không chỉ có công dụng cầm máu mà cây cẩu tích còn được biết đến với công dụng chữa tiểu đêm, thận yếu, mạnh gân xương trừ phong thấp… cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra hiện nay cùng với nhu cầu muốn được sống trong môi trường xanh sạch không khí trong lành Cây cu li đang được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà nhà trang trí sân vườn , các quán café mang…
Đặc điểm sinh thái của cây
Nhân giống
Cây Cây tích sinh sản bằng bao tử, Bình thường cây cẩu tích không đẻ nhánh từ thân rễ, nhưng khi bị chặt, phần thân rẽ còn lại có thể mọc chồi.
Độ Ẩm và Ánh Sáng
Cây Cu Li là loại cây ưa ẩm, chịu bóng thường mọc thành đám dày đặc ở ven rừng kín thường xanh. dọc theo các bờ khe suối hoặc dưới tán rừng thông hai và ba lá (ở Kon Tum, Lâm Đồng). Độ cao phân bố từ 600m (ở Miền Bắc) hoặc 800m (ở Miền Nam) đến 1.600m.
Đất Trồng
>> Xem thêm Cần chuẩn bị những gì để trồng cây dương xỉ trong nước? để biết thêm chi tiết
Cẩu tích có thể mọc được trên nhiều loại đất, từ trung tính đến hơi chua (rừng thông). Thân rễ mọc vùi nông hoặc nổi hẳn trên mặt đất. Có những cây lâu năm, thân rễ nặng tới 5kg,
Khi già, phần gốc thân rễ có hiện tượng hóa gỗ. Sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, mỗi năm mọc lên từ 3 – 5 lá mới.
Trong tự nhiên, nếu nhìn sơ qua về dạng lá có thể có loài khác giống cẩu tích. Song duy nhất chỉ loài này có thân rễ to, phủ lông mềm, dày, màu vàng hay vàng nâu óng ánh.