Hoa giấy mặc dù có sức sống mãnh liệt và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm, cây hoa giấy mắc phải một số bệnh thường gặp và người trồng cần có biện pháp xử lý trước khi bệnh làm ảnh hưởng đến sức sống và vẽ đẹp của cây. Các bệnh của cây hoa giấy chủ yếu là bệnh về lá. Vậy cách nhận biết và biện pháp khắc phục những bệnh về lá của hoa giấy ra sao. Hãy tìm hiểu thông qua bài nội dung bài viết này.
1. Bệnh đốm lá ở cây hoa giấy:
Biểu hiện và nguyên nhân bệnh đốm lá: Trên lá của cây hoa giấy xuất hiện những chấm tròn màu đen hoặc trắng, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và ít gặp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bệnh này, cây hoa giấy sẽ nhanh chóng rụng lá, hoa nhỏ và ít hoa. Thậm chí, nếu bênh phát triển nặng cây có thể suy kiệt và chết.
Biện pháp khắc phục: Bố trí khoảng cách giữa những chậu cây hợp lý nhằm tạo sự thông thoáng cho cây. Thường xuyên diệt cỏ, bón phân và tưới tiêu cho cây đúng cách và chừng mực. Vệ sinh vườn thường xuyên, thu gom lá rụng, lá bệnh tiêu hủy.
2. Bệnh gỉ sắt trên cây hoa giấy
Biểu hiện và nguyên nhân bệnh gỉ sắt: Bệnh gây ra bởi nấm Uromyces Appendiculatus và thường xuất hiện trên những lá già. Khi cây hoa giấy bệnh, trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu hơi vàng chanh và nổi gờ lên.
Vết bệnh bắt đầu to dần và có đường kính tầm 2mm. Lúc này biểu bì lá bị vỡ để lộ ổ bào tử hạ màu nâu, màu gỉ sắt. Bệnh trở nặng, cây hoa giấy sẽ bị cháy khô, rụng hoa và nụ.
Biện pháp khắc phục: Tiến hành cắt tỉa cây để tạo không gian thông thoáng, dọn sạch lá cây bệnh, cắt phần cây bệnh đem tiêu hủy. Cần xới đất, tưới nước, bón phân, dọn cỏ, tránh tình trạng đọng nước trên lá cây. Nếu cần thiết có thể sử dụng các chế phẩm sinh học chuyên dụng để trị bệnh cho cây, hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Rogor, Dipterex.
3. Bệnh phổng lá trên cây hoa giấy:
Biểu hiện và nguyên nhân bệnh phổng lá: Đây là một loại bệnh mới trên cây hoa giấy và thường xuất hiện mạnh vào thời điểm giao mùa, khí hậu có sự biến đổi mạnh như hiện nay. Bệnh làm hại lá và hoa trên cây hoa giấy.
Khi mắc bệnh phổng lá, các mép lá cây thường bị cháy và chạy chỉ đen. Mặt trên lá xuất hiện những đường giống như những sợi chỉ màu đen.
Biện pháp khắc phục: Không nên bón nhiều đạm cho cây hoa giấy. Xử lý giá thể và trộn thêm các vi sinh vật có lợi làm nhiệm vụ ngăn ngừa nấm bệnh. Sắp xếp khoảng cách giữa những chậu cây phù hợp, thường xuyên cắt tỉa để tạo sự thông thoáng cho cây.
4. Bệnh héo lá trên cây hoa giấy
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh: Thời tiết quá nắng nóng, cây bị thiếu nước và dưỡng chất. Sử dụng phân bón hóa học quá sớm cũng làm cây bị nhiễm độc và xuất hiện bệnh.
Khi xuất hiện bệnh, cây hoa giấy bị héo lá, mềm lá. Bệnh nặng có thể làm cây rụng lá, hoa và chết.
Biện pháp khắc phục: Tưới đủ nước cho cây, đặt biệt là khi thời tiết nắng nóng. Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Dọn sạch lá cây rụng quanh gốc để ngăn lây lan bệnh.
5. Bệnh xoăn lá trên cây hoa giấy:
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh: Nguyên nhân chính của bệnh xoăn lá là do côn trùng gây hại ký sinh trên lá cây, chúng hút hết dưỡng chất khiến cây không thể phát triển dẫn đến tình trạng xoăn lá.
Biện pháp khắc phục: Trước tiên cần tiêu diệt côn trùng gây hại bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Bavistin, Zineb…
Sử dụng các loại thuốc kích thích giúp lá hồi phục và phát triển. Có thể sử dụng vòi phun xịt lên lá cây để giảm ấu trùng và các côn trùng ký sinh trên lá cây.
6. Bệnh vàng lá trên cây hoa giấy:
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh: Bộ lá của cây hoa giấy bị vàng nguyên nhân chủ yếu là do cây không tiếp nhận đủ lượng ánh sáng cần thiết, cây được trồng ở khu vực không có ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc đến thời kỳ rụng lá của cây.
Ngoài ra, việc thiếu dưỡng chất, sâu bệnh gây hại cũng là một nguyên nhân làm cây hoa giấy bị vàng lá.
Biện pháp khắc phục: Trồng cây hoa giấy ở khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu vào, tránh trồng ở khu vực nắng gắt, bón phân cho cây hợp lý, đối với cây trồng chậu nên thay đất từ 1-2 năm 1 lần để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cây. Thường xuyên theo dõi cây để phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời.
Như vậy, để tránh những loại bệnh về lá trên cây hoa giấy, ngay từ đầu người trồng hoa nên bổ sung vào đất trồng các vi sinh vật có lợi để giúp cây chống chịu sâu bệnh. Trộn đất trồng với phân hữu cơ hoai mục để đất tơi xốp, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Bón phân và tưới nước đúng cách cho cây, cắt tải để tạo sự thông thoáng, trồng cây ở khu vực có ánh sáng mặt trời nhằm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hiệu quả.