0877907790

Nguyên nhân cây Kim Ngân bị thối thân

Một trong những bệnh hay gặp nhất ở cây Kim Ngân đó chính là bệnh thối thân, và nếu bạn khắc phục được tình trạng này thì mọi cây cảnh khác sẽ không còn là vấn đề.

Giới thiệu về cây Kim Ngân

Trước tiên mình giới thiệu ngắn gọn và sơ qua về cây Kim Ngân cho những bạn còn chưa biết.

Cây Kim Ngân là một trong những cây hàng đầu trong phong thủy mang đến tiền bạc. Ở bên Mỹ và Anh dùng bột của cây để làm giấy in tiền. Vì thế nó còn có tên gọi là Money Tree có nghĩa là cây tiền.

Nguyên nhân cây Kim Ngân bị thối thân
Nguyên nhân cây Kim Ngân bị thối thân

Cây có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ. Cây có thể cao được hơn 6m, thân dẻo dai, bền chắc. Lá Kim Ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm.

Nguyên nhân cây Kim Ngân bị thối thân

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, nếu các bạn nhớ được có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cây bị thối thân để tránh, thì vấn để sẽ không xảy ra.

Cây bị thiếu nước

Có thể bạn nghĩ mình viết nhầm nhưng không mà đây lại là một trong những nguyên ngân nhiều người mắc phải nhất.

Khi tưới nước cho cây Kim Ngân, thường các bạn sợ cây bị úng nên chỉ tưới với lượng vừa phải, đủ cho đất ẩm mặt trên nhưng phía dưới thì lại hoàn toàn không có nước.

Làm như vậy lâu ngày cây sẽ bị yếu vì không có nước. Phần trên thì ẩm mà phần đất dưới lại khô. Điều này dẫn đến tình trạng phần gốc cây trồng ở nửa trên của chậu cây bị hư thối.

Biểu hiện thiếu nước

Đối với tình trạng thiếu nước theo kiểu này, thì bạn sẽ thấy mình đã tưới cây 1 – 2 lần trong tuần nhưng lá cây vẫn rũ đó là biểu hiện của sự tưới nước mà không ngấm được xuống rễ.

Bạn hãy nên tránh kiểu tưới ít và tưới nhiều lần như thế này nhé, nó còn nguy hiểm hơn là bạn không tưới.

Cây thừa nước

Theo suy nghĩ là cần phải có nhiều nước hay tưới nhiều để cây phát triển nhanh, dẫn đến cứ thấy mặt đất bên trên hơi khô lại tưới đẫm xuống, trong khi phần bên dưới chậu vẫn còn rất ẩm.

Đất bị ướt phần bên dưới lâu ngày dẫn đến nấm và vi khuẩn phát triển nhanh chóng, nên chỉ khi rễ cây có 1 chút vấn đề không còn khả năng kháng, thì lập tức vi khuẩn tấn công một cách nhanh chóng, dẫn đến tình trạng thối rễ sau đó chuyển sang thối thân.

Biểu hiện thừa nước

Cây không có biểu hiện ra bên ngoài, cành lá vẫn xanh tốt, chỉ đến khi bắt đầu vàng hết lá thì thường lúc đó mới phát hiện thì cây Kim Ngân không còn cứu được.

Nên bạn cần quan sát đất tránh để đất sũng nước lâu ngày, nước tràn ra đáy chậu.

Đặt cây nơi hầm nóng, oi bức

Một trong những tình trạng cũng khá thường gặp ở trong văn phòng, nếu mức độ nhẹ thì cây khỏe vẫn trụ được nhưng ở mức độ quá hầm và nóng thì đa phần các loại cây cảnh đều không có sức sống và chết theo cách khác nhau.

Biểu hiện đặt sai vị trí

Đối với những cây không phải thân gỗ thì biểu hiện sẽ rõ hơn là lá cây sẽ rũ, oãi. Còn với những cây thân gỗ thì biểu hiện ra bên ngoài sẽ chậm hơn, có thể dẫn đến khi biểu hiện ra bên ngoài là không chữa được.

Vậy để biết vị trí có phù hợp hay không thì về cơ bản không cây nào chịu được phòng kín nóng, không khí không lưu thông.

Thường nơi này ta hay gặp phải đối với văn phòng. Văn phòng nằm ở hướng nắng chiếu vào, phòng khí, nhỏ, thi thoảng bật điều hòa. Cây vừa bí vừa bị thay đổi nhiệt độ đột ngột rất khó sống.

Cách khắc phục nguyên ngân cây Kim Ngân bị thối thân

Khi cây có biểu hiện ở mức độ nhẹ ta cần xử lý ngay, hoặc nhờ chúng tôi tư vấn ngay để không xảy ra tình trạng nghiêm trọng.

Thiếu nước

Bạn cần tưới lượng nước nhiều hơn và mỗi lần tưới nên cách xa nhau hơn phụ thuộc và lượng đất của cây. Có 3 cách cơ bản tưới cây an toàn.

  • Ở mỗi chậu cây Kim Ngân ta nên cho thêm 1 đĩa lót và 1 tuần đổ đầy nước 1 lần, đối với cây to nếu quan sát lá bên trên rũ vì lượng đất quá nhiều, rễ chưa mọc sâu thì ta tưới đẫm thêm trên mặt khi lá có hiện tượng thiếu nước.
  • Nếu bạn không có đĩa cây bắt buộc phải tưới bên trên thì bạn có thể dùng que chọc xuống đất chạm đến phần rễ, 1 chậu chọc 3 đến 5 lỗ rồi đổ nước vào lỗ đó.
  • Nếu cả 2 cách trên bạn đều không tiện làm, thì khi tưới nước trên mặt mà nước xuống nhanh thì ta vẫn tưới tiếp đến khi lượng nước ngấm đất chậm thì dừng lại, lúc đó là đất đã đủ ẩm.

Thừa nước

Khi bạn đã phát hiện cây bị thừa nước, nếu thấy tình trạng đã lâu và nghiêm trọng thì nên thay đất, còn không quá nghiêm trọng thì cách xử lý cũng vô cùng đơn giản.

  • Kê cao chậu: Dùng gạch, xốp, gỗ hay bất kỳ vật gì có thể giúp chậu kê cao cách mặt đặt, để phần nước dư nhanh chóng chảy ra khỏi lỗ thoát nước.
  • Để cây ra nơi thoáng: Gió giúp cây trao đổi không khí mới, giúp cây quang hợp tốt hơn, thì ngoài tác dụng giúp khô mặt đất bên trên nhanh, thì còn giúp nước thoát ra ở phần lỗ khí trên lá.
  • Có nắng nhẹ: Một chút nắng giúp cây thúc đẩy quá trình quang hợp, tiêu thụ nước nhiều hơn.

Nơi đặt cây hầm nóng, oi bức

Đơn giản nhất thì bạn chuyển cây ra nơi thoáng, không gian rộng, không có ánh nắng trưa chiếu qua kính.

Nếu vẫn bắt buộc phải để ở đó thì ta có thể khắc phục bằng một số cách sau:

  • Mở cửa khi không bật điều hòa, để có thể lưu thông không khí với phòng rộng.
  • Dùng rèm che bớt nếu phòng có ánh nắng trưa chiếu qua kính.
  • Có thể dùng quạt hoặc phun sương để làm mát không khí.
Bài viết liên quan