– Chiều cao cây 1,5 – 1,6 m. Kích thước chậu: Ø 30 – 40 cm, H 40 – 60 cm tùy chậu đá mài hay chậu gốm sứ.
– Giá bán bao gồm: chậu, cây, dĩa lót (nếu có), sỏi rải mặt chậu.
– Đất trồng đã có phân bón hữu cơ nuôi cây từ 6-8 tháng.
Tên thường gọi: Kim ngân, Kim ngân một thân, Kim ngân nhất trụ…
Tên khoa học: Pachira aquatica
Họ thực vật: Malvaceae (họ Cẩm quỳ)
Nguồn gốc: ở Trung và Nam Mỹ, được mọc trong đầm lầy một cách tự nhiên.
1. Đặc điểm nổi bật của Kim ngân nhất trụ:
Cây Kim ngân còn được gọi là cây tiền. Một loại cây bonsai đặc biệt, được mọi người biết đến là cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp cân bằng, hài hòa giữa những yếu tố phong thủy.
2. Hình thái cây Kim ngân nhất trụ:
Cây Kim Ngân Nhất Trụ được hình thành từ 1 thân suông thẳng đứng như cái trụ cột. Chòm nhánh lá mọc quanh trên vàng thân cắt ngang, tạo tán rất bắt mắt.
Cây Kim Ngân còn có nhiều kiểu dáng khác nên được sử dụng làm cây cảnh trang trí nội thất, như là gốc cây 1-1,3m phình to rất đẹp, hay thân tạo bím tóc.
Cây nhanh phát triển, nuôi trồng và chăm sóc rất dễ, khống chế được chiều cao, độ lớn, màu lá xanh mướt quanh năm.
Thân cây khá dẻo dai, bền chắc. Nhánh lá mọc trên thân tạo thành cụm lá. Mỗi lá có 5 thùy, xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Rễ chùm.
Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích cũng như thẩm mỹ của mỗi người mà cây Kim Ngân trên thị trường có chiều cao, kích thước và hình dáng khá đa dạng.
Cây Kim Ngân được làm trang trí với 3 loại chính: Cây nhất trụ, cây tết hình bím tóc, và cây trồng thủy sinh; cây nhỏ từ 30 – 40 cm đến lớn 100 – 150 cm.
3. Ý nghĩa phong thủy Kim ngân nhất trụ
Cây kim ngân như tên gọi: Kim có nghĩa là vàng và ngân nghĩa là tiền. Ngay từ cái tên, chúng ta đã thấy được sự sang trọng và đầy may mắn.
Trong phong thủy, cây Kim ngân thể hiện sự bền chặt, hưng thịnh, mang lại nhiều điều may mắn quanh năm, chiếc lá tượng trưng cho 5 cung mạng trong thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chính vì vậy mà cây đều hợp với tất cả các độ tuổi.
Đối với người Tây Phương thì họ gọi cây Kim Ngân là “Money Tree”, có nghĩa là cây tiền.
Người Đài Loan cho rằng việc đặt cây nội thất cao cấp này trong phòng thì giúp việc kiểm soát tài chính sẽ được thuận lợi, chặt chẽ hơn.
Đây là lý do đó mà cây nhanh chóng phát triển và được đưa đến Việt Nam để làm cây cảnh trong văn phòng hoặc trang trí trong nhà.
4. Công dụng thực tiễn của cây Kim ngân
Công dụng đầu tiên là ý nghĩa phong thủy mà tên gọi do cây Kim Ngân mang lại trong việc trang trí nội thất trong nhà, văn phòng để mang lại may mắn, bền bỉ và hưng thịnh.
Bên cạnh đó cây kim ngân nói chung và kim ngân nhất trụ nói riêng đều có tác dụng xua đuổi muỗi do trên cây có một loại hương mà những côn trùng như muỗi rất kỵ, đều tránh xa.
5. Vị trí nên đặt cây Kim ngân nhất trụ
Cần đặt cây ở vị trí thoáng mát, ánh nắng nhẹ, ánh sáng tán xạ, hoặc đèn chiếu trực tiếp nếu như ở phòng kín không có ánh sáng ngoài trời lọt vào.
Có thể đặt cây ở ban công, hành lang có nắng nhẹ, tránh để cây chịu nắng nóng gắt vào buổi trưa, chiều, nếu không rất dễ gây cháy lá.
Cây có thân đứng, chòm lá tán tròn trên ngọn nhưng gọn gàng, không chiếm quá nhiều diện tích, nên có thể đặt ở các góc hẹp trong văn phòng, trong nhà.
Có nhiều nơi thích hợp cho việc đặt một cây tiền(cây kim ngân), tuy nhiên nơi lý tưởng nhất chính là khu vực mà tiền được giữ lại, chẳng hạn như máy tính tiền và két an toàn.
Cây kim ngân là một món quà lý tưởng để giúp thu hút sự giàu có cho các doanh nghiệp mới.
6. Điều kiện sống và cách chăm sóc và phòng/ chữa bệnh cây
Chăm sóc cây kim ngân có khó không? Cách chăm sóc cây kim ngân như thế nào?
Cây Kim ngân thuộc loại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hấp thụ một lượng nước khá khiêm tốn, thế nhưng vẫn cần lưu ý một số vấn đề trong cách chăm sóc dưới đây:
– Nhiệt độ: Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C đến 26°C. Như vậy, đối với cây được trồng trong nhà hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
– Ánh sáng: Kim ngân có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt dưới ánh đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt hơn thì với chu kỳ 2 -3 tuần/lần bạn nên mang cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn để cây hấp thụ ánh sáng tự nhiên, tránh ánh nắng gắt.
– Đất trồng: Loại đất phù hợp nhất là đất thịt tự nhiên có pha trộn các thành phần khác như mụn dừa, vỏ đậu, lá cây khô… và các loại phân như phân hữu cơ hay phân sinh học. Cần thay đất mới cho cây sau hơn 6 tháng nếu trồng trong chậu.
– Nước tưới: Cây kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao, do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác. Những cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần. Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn bộ đất trong chậu.
– Phân bón: Để giữ được độ xanh tươi của lá, cần phun thêm thuốc sinh học bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể bón thêm phân hữu cơ như: Phân trùn quế, phân bò hoai… hoặc pha loãng phân NPK tưới trực tiếp vào chậu theo định kỳ 3 tháng/ lần.
Bệnh cây thường gặp và cách phòng/ chữa bệnh cây:
Cây kim ngân rất hiếm khi bị sâu bệnh hại. Nếu cây có hiện tượng rụng lá bất thường thì kiểm tra xem đất có bị quá ẩm hay không và hạn chế lượng nước tưới lại so với trước đó. Thà để đất khô, tránh tình trạng ngập úng làm hư thối gốc cây.