0877907790

Cách chăm sóc cây kim ngân size lớn

Mô tả

Tên thường gọi: Cây Kim Ngân, cây tiền (cây MoneyTree)

Tên khoa học: Pachira aquatica

Họ: Bombacaceae (Gòn/Gạo)

Kim ngân còn được gọi là cây tiền, cây may mắn hay là cây tài lộc, một trong những loại cây mang lại sự may mắn, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ.

Cây kim ngân còn có tên gọi rất ngộ nghĩnh là cây thắt bím hay bím tóc vì ở giai đoạn cây con, người ta thường trồng chung 3 – 5 cây một chỗ rồi đan thắt vào nhau. Thân cây dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tối đa hơn 6 mét. Lá xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm.

Ý nghĩa phong thủy cây kim ngân

Kim Ngân được cho là thu hút sự giàu có và thịnh vượng, mang lại may mắn cho gia chủ. Cây cảnh tượng trưng, ​​vì có năm lá bắt nguồn từ mỗi chi nhánh và về cơ bản đại diện cho năm yếu tố của phong thủy: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là một nguyên tắc quan trọng của phong thủy, nó giúp duy trì sự cân bằng và hài hòa trong một không gian nhất định. Điều này đã làm cho Kim Ngân chính là một ứng cử viên hoàn hảo cho việc thu hút tiền bằng cách đặt nó trong nhà để cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của bạn. Và Kim Ngân chính là nhân tố bổ sung tuyệt vời cho một văn phòng, ngôi nhà của bạn.

Có nhiều nơi thích hợp cho việc đặt một cây tiền. Tuy nhiên những nơi lý tưởng nhất bao gồm các khu vực nơi mà tiền được giữ lại, chẳng hạn như máy tính tiền và két an toàn. Đó là một món quà lý tưởng để giúp thu hút sự giàu có cho các doanh nghiệp mới. Những vị trí thích hợp khác như những khu vực có một năng lượng không cân bằng theo la bàn phong thủy.

Cách chăm sóc kim ngân

Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trong chậu. Cách thức chăm sóc cây Kim ngân để trang trí nội ngoại thất tương đối đơn giản và dễ thực hiện.

Nhiệt độ:
Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C đến 26°C.
Như vậy đối với cây được trồng trong nhà hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Ánh sáng:
Cây đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, thình thoảng ta nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.

Nước:

Cây kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao. Do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác.

Những cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần. Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn bộ đất trong chậu.

Dinh dưỡng:

Kim ngân rất cần nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là các cây trong chậu. Khi cây chưa có hoa và quả thì chúng ta dùng NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây: Cho 100g phân hòa vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Chu kỳ 20 ngày/lần. Cây có hoa và quả thì bón phân Kali cho cây, 100g Kali cho vào 10 lít nước tưới cho cây.

Nhân giống

Cây kim ngân có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành.

Cách giữ cây Kim Ngân luôn đẹp

Thường vị trí đặt cây Kim Ngân ở trong nhà, văn phòng. Là nơi không được thoáng gió và điều kiện ánh sáng không đủ nên cây bị xấu dần đi. Thay vì để luôn cây ở vị trí đó thì bạn nên để cây ở vị trí thoáng gió như ban công, hiên nhà, nơi cạnh cửa sổ. Với tần suất giảm dần để cây đủ thời gian thích nghi với môi trường mới không được thuận lợi.

Khắc phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây. Hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất. Bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh. Nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây. Mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng. Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót trước khi trồng.

Bài viết liên quan