Được biết Ổi đông dư là một loại ổi ngon cho năng suất cao và khả năng sinh trưởng tốt ở bất kỳ vùng đất nào em nó đặt chân đến. Ổi còn có tên gọi khác là ổi tứ quý hay ổi găng. Và là đặc sản của làng Đông Dư ( Gia Lâm, Hà Nội, diện tích 3,79 km² ) – Nằm bên bờ sông Hồng, sở hữu lớp đất phù sa màu mỡ nên độ nổi tiếng của loại quả này hầu như đã phủ khắp miền bắc.
Sở hữu hương vị ngọt thơm, cùng khả năng cho thu hoạch quan năm và giá bán cao hơn hẳn các giống ổi khác. Do vậy giống ổi này được khá nhiều nhà vườn kinh doanh giống ăn quả yêu quý.
Đặc điểm của giống ổi Đông dư
Nếu đã từng đến làng đông dư và hỏi những chủ vườn ươm tại đây về giống ổi đặc biệt thì họ sẽ trả lời là đây là giống ổi sinh trưởng và phát triển rất mạnh. Cây khá dễ trồng và không kén đất. Quả ổi Đông Dư tuy khá nhỏ và tròn so với các giống ổi khác nhưng cho hương vị thơm ngon hơn hẳn. Thân hằn lên rất rõ những đường gân chạy dọc từ cuống tới rốn quả. Khi ăn sẽ thấy rất giòn và vị ngọt vừa. Nhưng khi thử quả chín ăn sẽ thấy mềm hơn và cho vị khá ngọt.
Ổi tứ quý ưa thích khí hậu ẩm, nên nếu trồng vào mùa mưa hằng năm thì sẽ không lo phải tưới nước nhiều. Rễ cây thẳng, phát triển khá mạnh. Ngoài ra còn có khả năng đâm sâu hơn 3m xuống đất để tìm nguồn nước nếu trồng ở vùng có khí hậu khô hạn. Đặc biệt dù cây có bị ngập vài ngày nhưng ổi thì vẫn không chết. Và vì lợi thế thích nghi khá mạnh của giống ổi này nên cây đã được nhân giống tại nhiều nơi với các điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác nhau.
Công dụng của quả ổi
Theo nghiên cứu thì các nhà khoa học đã ví quả ổi như một “khi tàng dinh dưỡng” mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng, ví dụ như cholesterol và natri, kẽm, kali và mangan, đặc biệt là lượng vitamin C và chất xơ trong ooit rất cao. Ổi dùng để ăn tươi hoặc xay sinh tố sẽ giúp giải nhiệt vào những màu hè nóng nực. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp và trẻ hóa da hay điều trị một số bệnh khác như viêm đường ruột, bệnh kiết lị và đi ngoài nặng khá hiệu quả.
Cách trồng ổi tứ quý ( ổi Đông Dư )
Tiêu chuẩn chọn giống:
đa phần các giống cây ăn quả đều được nhân giống bằng cách phương pháp chiết và ghép cành. Ổi đông dư cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên có một quy ước là cây ghép cần phải có chiều cao 30cm, và đường kính bầu ươm phải từ 10 -14cm. Cây khỏe mạnh và sạch sâu bệnh để ươm đạt hiệu quả và cho ra chất lượng quả tốt nhất.
Thời vụ và mật độ trồng
Mùa xuân là tết trồng cây. Tốt nhất là trồng đầu năm để lợi dụng mưa xuân, giảm công sức tưới tiêu cho cây ổi.
Làm đất và đào hố trồng
- Đất trồng phải là đất giàu dinh dưỡng và cần làm tơi xốp trước khi trồng. Nếu đất trũng ( hay bị ngập nước ) thì có thể lên luống cao 50 cm cho cây. Nếu cần thì trồng ở nơi có đất phù xa là sẽ cho quả ngon và nhanh thu hoạch nhất. Hó trồng cần có đường kính tối thiểu phải 30 * 30 * 30 cm và cứ 3m thì trồng một cây.
- khi đào xong thì tiến hành phối trộn với khoảng 20 kg phân chuồng với vôi bột bón xuống hố để khử trùng. Sau một tháng thì sẽ đem cây mới vào trồng.
Trồng và chăm sóc Cây Ổi Đông Dư
Đào một lỗ giữa mô đất rồi tiến hành rạch bầu ươm và đặt sao cho bầu cao hơn mặt mô khoảng 3cm. Lấp đất lại vè nèn chặt để cố định cây. Tưới nước ngay sau đó để cây mau thích nghi. Nếu cần thì có thể cố định thân để trống gió bão và giúp rễ non phát triển. Chú ý vào những thời điểm khô hạn cần tưới nước thường xuyên và tránh ngập úng cho cây con vào mùa mưa. Hạn chế cỏ dại quanh gốc và vun xới đất sau mỗi đợt mưa to gió bão.
Kỹ thuật bón phân
Năm nhất: nên tiến hành bón 100g phân NPK 12 -15 18. Và cứ 3 tháng bón một lần cho cây để có được lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Năm hai: Lúc này lượng phân bón lên gấp đôi. Và cứ 3 tháng bón một lần.
Năm ba: tăng thêm lên 15%.