Đặc điểm:
– Ngoài tên gọi là ổi nhật, một số nơi còn gọi là ổi sẽ hoặc ổi lá kim. Loại ổi này chia ra thành 2 loại lá nhuyển và lá trung chỉ khác nhau duy nhất về kích thước trái.
– Loại ổi này chiều cao tối đa 3m. Tàn trong vòng 2m. Sinh trưởng và phát triển tương đối, cây 1 năm có thể cao 1m5. Chịu được các vùng đất phèn, mặn nhẹ. Trồng được ở những nơi khí hậu mát mẻ lẫn nắng nóng.
– Trái ổi sẻ khi chín, quả ổi to nhất cũng chỉ bằng đầu ngón chân cái mà thôi. Quả ổi nhỏ có màu xanh đậm, lúc chín ngã màu vàng chanh. Ổi sẻ khi chín có một mùi hương vô cùng quyến rũ.
– Đọt non có chất Tanin dùng để trị tiêu chảy, đau răng rất hiệu quả.
Cách trồng:
– Ổi Nhật là giống ưa nắng. Nên trồng ở vị trí nắng nhiều, tránh những nơi bị che nắng hoặc thiếu sáng. Cây sẽ chậm phát triển, dễ chết, khó ra trái.
– Đất trồng thoát nước tốt. Tơi xốp. Có thể dùng các loại đất sạch đóng bao sẵn. Hoặc dùng hỗn hợp bụi dừa, tro trấu, trộn ít đất thịt, phân chuồng để trồng cây
– Trồng chậu: được. Chậu có đường kính tối thiểu là 40cm. Khi trồng chậu nên thường xuyên kiểm tra tình trạnng thoát nước của chậu, tránh lỗ thoát nước bị rễ cây bít lại. Đối với loại chậu để ở những nơi nắng quá mạnh, chậu có khả năng hút nhiệt cao nên che chắn chậu hoặc dùng thùng xốp trồng cây. Tránh nhiệt độ chậu quá nóng làm chết rễ cây.
– Phân bón: hợp với các loại phân bánh dầu, phân chuồng đã xử lý, NPK 20-20-15.
*Lưu ý: tránh dùng phân quá liều, rất dễ làm cây thối rễ.
– Sâu bệnh: ổi tím thường bị rầy trắng hại cây. Ta có thể dùng nước rửa chén tưới lên cây sau đó tưới lại nhằm đẩy rầy ra khỏi cây. Hoặc dùng hỗn hợp tiêu, rượu, gừng, ớt để trị các loại sâu bênh cho cây mà không dùng thuốc.
– Khi trái gần chín rất dễ bị ruồi đục trái. Ta nên dùng bao đã cắt đuôi bọc lại trái.
Công dụng:
Theo kinh nghiệm dân giang, đọt non của loại ổi này có khả năng trị rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.
– Ổi nhật có kiểm dáng lá và trái nhỏ, rất hợp để trồng làm bonsai. Trang trí cảnh quang ngoại thất.
– Trái ăn được. Vị trái giống với ổi xá lị ruột đỏ
Cách bảo vệ trái ổi tránh côn trùng hại:
– Bọc 1 túi ni lông vào khi trái còn nhỏ (khoảng đầu ngón tay) và thêm 1 lớp xốp đối với nhà vườn lớn để tránh tình trạng khi thu hoạch nhiều bị bầm dập trái.
” sizes=”(max-width: 292px) 100vw, 292px” srcset=”https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o5-1-768×1024.jpg 768w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o5-1-510×680.jpg 510w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o5-1-225×300.jpg 225w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o5-1.jpg 960w” alt=”” width=”292″ height=”389″ data-src=”https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o5-1-768×1024.jpg” data-srcset=”” />
+ Khi bọc túi ni lông không cần cắt lỗ phía dưới vì nhiều người sợ tình trạng úng trái.
+ Buộc đầu bằng dây thun hoặc băng keo lại để không bị ruồi bọ xâm hại.
+ Để biết thời gian thu hoạch trái sẽ có màu xanh đậm chuyển sang màu xanh vàng (như hình ảnh)
” sizes=”(max-width: 292px) 100vw, 292px” srcset=”https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o2-768×1024.jpg 768w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o2-510×680.jpg 510w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o2-225×300.jpg 225w, https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o2.jpg 960w” alt=”” width=”292″ height=”389″ data-src=”https://cayantrai.vn/wp-content/uploads/2017/08/o2-768×1024.jpg” data-srcset=”” />