0877907790

Cây Si Mini Và Cách trồng, Chăm sóc

Cây Si là một trong bốn loài cây trong bộ cây tứ trụ có tuổi thọ cao nhất và được trồng nhiều ở nước ta. Không những là cây xanh có bóng mát tuyệt vời thu hút người chiêm ngưỡng bởi dáng cây đẹp, tán xòe rộng, nhiều rễ phụ mọc từ cành nhánh nhỏ buông rủ xuống đung đưa trong gió tạo nét đẹp nhẹ nhàng, bình dị mà cây Si rất gần gũi và ưa chuộng trồng phổ biến làm cây xanh đô thị và tiểu cảnh sân vườn ở nước ta. Cùng tìm hiểu những thông tin về cây này với Mộc nhé!

Giới thiệu chung về cây si

Thông tin chung về cây Si
Tên thường gọi Cây si (tên gọi khác là cây gừa)
Tên tiếng anh Ficus microcarpa
Loại cây Họ Dâu tằm
Tuổi thọ Cây sống lâu năm
Nguồn gốc xuất xứ Đông Nam Á
Nơi sống Vùng nhiệt đới ẩm có mưa nhiều và nóng

Cây si thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm như: ở ven đường, ven suối, ven rừng thứ sinh. Nó phân bố ở một số quốc gia như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ,… Riêng ở Việt Nam thì cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ dọc từ miền Bắc vào đến miền Trung.

Đặc điểm của cây si

Đây là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Trong tự nhiên nếu có điều kiện phù hợp cây có thể phát triển lên tới 30m. Những cây trung bình thường cao khoảng 15-20m. Nó có khả năng phân nhánh cao với rất nhiều cành mọc ngang hướng ra xung quanh. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.

Lá si có hình trái xoan nhọn ở đầu và khá nhẵn bóng trông khỏe mạnh. Lá cây si có màu xanh khá đạm, mặt trên lá tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nên đậm hơn so với mặt dưới lá. Các lá nhỏ, mọc so le với nhau dài 10-15cm và rộng 5-6cm. Lá cây mọc dày và phân bố sát nên nhìn rất xum xuê và xanh tốt.

Cây si có hoa nở mỗi năm một lần. Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả vào khoảng tháng 9 tới tháng 12. Quả có dạng hình cầu, xanh khi non, chuyển màu hồng khi già và có màu đỏ tím khi chín rộ. Quả si không có cuống mà mọc trực tiếp từ chùm quả trên ngọn cây hoặc các cành nhánh.

Các loại cây si phổ biến hiện nay

Nhờ những nghệ nhân cắt tỉa mà nó có nhiều dáng và hình thù nổi bật. Cây si đỏ hay còn được gọi là cây si nhựa đỏ có giá bán khá cao. Cây được chia làm 2 loại: lá hơi tròn hoặc thuôn dài với mặt lá trên xanh, dưới hồng.

Thân gỗ với đường kính thân nhỏ hơn 60cm với vỏ dày và sần sùi. Khi vặt lá hoặc khứa vào thân sẽ thấy nhựa chảy ra màu đỏ như máu. Chỉ sau khoảng 2-5 phút sẽ khô và có màu đen sì kết lại. Phân biệt với loại có nhựa hồng/trắng rồi mới chuyển đỏ thì không giống này.

Chúng sống ở vách đá với ưu điểm bộ rễ bám cực sâu, trong các khe đá nhỏ. Đặc biệt nếu đóng một chiếc đinh lên thân thì đinh sẽ bị đẩy ra sau 3 ngày.

Ý nghĩa phong thủy của cây si

Trong phong thủy, Si được xếp vào bộ Tứ Linh ”Đa – Sung – Sanh – Si”. Nó được xem là cây mang lại may mắn, cát tường, sinh khí tươi tốt cho ngôi nhà, văn phòng.

Cây si trong phong thủy là loài cây mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng. Lá cây luôn xanh tốt và bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống và phúc lộc dồi dào. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác khỏe mạnh và đủ đầy.

Với ý nghĩa tốt đẹp trên, trồng cây si trước nhà có tốt không? Câu trả lời là không nhé. Mặc dù là cây xanh mang ý nghĩa tốt nhưng nếu trồng vị trí không phù hợp cây sẽ phản phong thủy mà mang điều không tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, Si có tán lá rộng, xòe to nếu trồng trước cửa nhà cây sẽ che chắn, ngăn chặn đáng kể lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi nhà.

Điều này là điều kiêng kị trong phong thủy ”âm khí thịnh – dương khí suy”. Nó rất là không tốt với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trồng cây Si trước cửa nhà là không nên bạn nhé!

Tác dụng của cây si

– Trang trí làm cảnh:

Cây si thường được trồng nhiều trong khuôn viên nhà vườn, cạnh đền chùa, ven đường làng, công viên, ven bờ hồ,… Cây có tán lá to, rộng xuê để tạo bóng mát. Hơn nữa giúp hấp thụ các khí thải độc hại phát ra từ các loại phương tiện giao thông từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường không khí.

Thân và cành cây si thường mèm dẻo, dể uốn nắn, lá si sáng bóng mướt nên rất ưa chuộng làm cây bonsai, loại cây này mang ý nghĩa như ý – cát tường nên có giá thành cao và bán rất chạy trên thị trường cây cảnh hiện nay.

Ngoài ra, cây si cũng được trồng ở bờ ao, bờ hồ với bộ rễ chùm và các rễ phụ ăn sâu xuống lòng đất, chống sạt lở rất tốt.

– Tác dụng chữa bệnh:

Dân gian hay dùng bài thuốc từ lá và rễ của cây si để chữa bệnh, các bộ phận này có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt và tiêu viêm rất hiệu quả. Lá và rễ cây thu về rửa sạch, chặt ngắn, phơi hoặc sao khô sắc uống. Thường dùng trong trường hợp cảm sốt cao, đau nhức mình mẩy tay chân, làm tan vết bầm tím do ngã hay bị đòn đau.

Một số địa phương còn dùng lá cây si giã nát vắt lấy nước uống và bã đắp lên vết thương trầy xước hoặc nốt mụn nhọt, chữa ho và cắt cơn hen.

Cách nhân giống cây si

  • Có thể nhân giống cây si bằng cách chiết cành, giâm hom.
  • Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.
  • Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục.
  • Bầu bằng nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.
  • Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.

Kỹ thuật trồng cây si đúng tiêu chuẩn

Cây si sinh trưởng tốt nhất tại khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều và nóng. Vì vậy mà nó rất thích hợp với khí hậu nước ta. Có hai cách nhân giống si chính là gieo hạt và giâm/chiết cành. Tuy vậy trồng cây bằng hạt khá dễ mọc nhưng lại có tỉ lệ sống sót rất thấp bởi mẫn cảm cao với điều kiện môi trường.

Chỉ cần tưới thừa quá nhiều nước, đất trồng nhiễm hóa chất hay sâu bọ tấn công thì cây có nguy cơ chết cao. Sử dụng cành giống thì cây có khả năng sống sót cao hơn. Các cành si lại sẵn có và dễ kiếm hơn so với hạt si nên được ứng dụng phổ biến.

Đất trồng nên chọn loại đất thịt giàu mùn và dinh dưỡng để cây nhanh lớn. Nên tránh loại đất sét hoặc đất cát ít dinh dưỡng khiến cây chậm lớn. Cành con làm giống nên lấy từ cây trưởng thành và đã phát triển đầy đủ. Không lấy những cành bị sâu bệnh hoặc trầy xước sẽ có tỉ lệ chết cao.

Đem cành giống trồng vào chậu hoặc hố đất đã chuẩn bị từ trước. Có thể dùng chất kích thích để cây sớm ra rễ và nhanh lớn hơn. Để cành phát triển tốt hơn, có thể tỉa bớt lá thừa để giảm bớt gánh nặng về dinh dưỡng. Tiến hành tưới ẩm hàng ngày khoảng một vài tháng là cây đủ chắc rễ.

Cách chăm sóc cây si

Sau khi trồng nên tưới luôn cho cây si và đất trồng luôn được ẩm mát. Cây non nên chỉ để chậu cây trong bóng râm, đến khi cây cứng cáp mới cho ra ánh sáng với cường độ nhẹ để cây thích nghi dần, khi cây đã quen với môi trường thì cho chậu cây ra nắng hoàn toàn.

Những ngày sau đó nếu nắng khô lâu dài nên tưới nước ít nhất mỗi ngày một lần đến khi cây si ra mầm non đầu tiên. Lúc này có thể dùng các loại phân bón lá hoặc bón rễ pha tưới cho cây để kích thích ra nhiều mầm lá.

Đối với cây si bonsai cần chăm sóc kĩ hơn kể từ khâu phân bón hay cắt tỉa cành nhánh sao cho hợp lí và tạo được dáng đẹp. Khi cành nhánh còn non có thể dùng dây buộc vít tạo cành ngang sao cho đẹp mắt.

Khi cây ra nhiều tán cần tỉa bỏ những cành tăm, lá vàng dưới gốc cho cây si thông thoáng và kết hợp nhổ cỏ, vun xới đất vào gốc, thường xuyên kiểm tra gốc thân và rễ cây xem có bị xì mù, thối rễ hay không để có phương án xử lí bệnh kịp thời. Nếu được chăm sóc tốt cây si sinh trưởng rất nhanh và rất ít bị sâu bệnh.

Cây Si là một giống cây phát triển tốt ít bị sâu bệnh. Cây chỉ hay bị bệnh quăn lá. Với bệnh này, bạn cần chú ý kiểm tra và loại bỏ những cành bị bệnh là cây sẽ phục hồi và phát triển đẹp mà không cần phun thuốc.

Trên đây là những thông tin về cây si mà Mộc muốn gửi đến bạn. Nếu bạn yêu thích loài cây trong bộ tứ linh này thì hãy sưu tập ngay nhé!

Bài viết liên quan