0877907790

Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý khi Cây thủy sinh bị rửa lá

Chơi thủy sinh chắc chắn các bạn sẽ gặp trường hợp cây thủy sinh bị rữa hoặc thối, đặc biệt là với các dòng cây như RÁY và Bucep. Nguyên nhân dẫn đến việc này thì có rất nhiều và khó xác định được nguyên nhân chính xác, mỗi bể khác nhau lại có những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau.

Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý khi bị rữa cây thuỷ sinh
Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý khi bị rữa cây thuỷ sinh

1. Nguyên nhân chủ yếu khi cây thủy sinh bị rửa lá

  • Khi ta mang về một loại cây mới ( Chủ yếu là Ráy, Bucep và tiêu thảo hoặc các loại hàng cây cấy mô… ) có nhiễm nấm, khuẩn sẵn rồi lây nhiễm vào hồ ( Thường các hàng cấy mô do nuôi trong môi trường sạch khuẩn nên yếu và dễ nhiễm, mang mầm bệnh nhất).
  • Khi mua cây mới về thả vào bể của mình thường bị sốc do cây đột ngột thay đổi môi trường, từ chênh lệch nhiệt độ, ph, tds hoặc dinh dưỡng… dẫn đến cây yếu và nhiễm bệnh.
  • Hoặc trong quá trình vận chuyển cây bị yếu, hoặc cây yếu sẵn( do gen hoặc do cách chăm sóc của chủ cũ ) , cây già, cây bị tổn thương… dễ bị nấm, khuẩn, khi nhận được cây mọi người thường có Thói Quen thả trôi cây ngay vào bể, từ đó Nấm và Khuẩn tấn ng vào chính hồ của các bạn.
  •  Tự dưng cây nó “buồn” thì nó Rữa và nó không cần nguyên nhân … ( có 1 anh ở Hải Phòng đã dính ) ko biết ae gặp trường hợp này bao giờ chưa?
  • Và 1 vài trường hợp khác mình chưa biết

2. Cách trị rữa và phòng rữa cây thuỷ sinh

2.1 Trị rữa cây thủy sinh

Cây bị rữa từ lá, lan xuống ngọn rất nhanh trong 1-3 ngày có thể rữa xuống đến thân gây mềm nhũn thân và rữa.

Trong trường hợp rữa cả bể: Giảm đèn 3-4h/1 ngày chia làm 2 lần mỗi ngày. Cắt tỉa bỏ hết phần bị rữa và thay 50-70% nước bể ngay, sau đó lấy 2-3ml Cidex 14 Đã pha tương ứng 10 lít bể, pha phần Cidex đó ra cốc to đổ loang đi khắp bể và vẫn bật lọc ( nên dùng khi tắt đèn và tắt CO2 ). Ngay hôm sau tiếp tục kiểm tra xem cây còn chỗ nào bị rữa thì cắt tỉa nốt và tiếp tục thay nước 50-60% nước bể. Tiếp tục quá trình châm Cidex 14 ( vẫn liều đó ) và thay nước trong 3-4 ngày liền theo dõi. Sang đến ngày thứ 4-5 chỉ cần thay 30% nước bể và châm Cidex 14 xuống còn 1ml Đã pha tương ứng với 10 lít bể và Đồng thời bật tăng lượng đèn dần trở lại ban đầu theo ngày ( 5-6h/ 1 ngày thứ 4, 7-9h / 1 ngày thứ 6 ). Trong 7-8 ngày bệnh sẽ hết cây dần hồi phục và giảm không châm Cidex 14 nữa.

Trong trường hợp phát hiện sớm 1 vài bụi cây bị rữa: Bỏ phần cây bị rữa ra ngoài chậu ngâm tầm 5 lít nước và cắt bỏ hết phần rữa

Lấy tầm 10ml Cidex 14 Đã pha. Bơm vào ngâm 15-20p. Trong thời gian ngâm cây thì đi thay 1/3 nước bể, sau khi ngâm 15-20p phần cây bị rữa đó xong ta lại thả vào bể và đồng thời châm tiếp luôn vào bể 1ml Đã pha tương ứng 10 lít bể. Sau đó theo dõi tình trạng cây, sau 2 ngày thay 1/3 nước bể và không cần châm thêm Cidex 14 nữa. Tiếp tục theo dõi tình trạng cây và thay nước đều 1-3 lần 1 tuần.

Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý khi cây thủy sinh bị rửa lá
Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý khi cây thủy sinh bị rửa lá

2.2  Cách Phòng rữa khi mới mua cây về set bể

Lấy tầm 3-4ml cidex đã pha cho vào cái chậu, xô tầm 7-8 lít nước. Ngâm phần cây đó 8-14p rồi cho vào set bể và chơi bình thường ( đồng thời nhìn và sờ nắn xem cây có phần nào hiện tượng rữa ko thì xử lý bằng cách cắt bỏ ).

Lưu ý: Không được tiếc phần cây bị rữa, nên cắt bỏ hết. Khi châm Cidex chỉ nên châm 1 cách có kiểm soát, châm quá liều có thể khiến phản tác dụng, cây có thể bị xót và cháy hỏng.

Bonus: 1 số người trong quá trình xử lý rêu hại thường châm Quá liều x4x5 lần chất hoá học như Excel, Cidex14 do “ dục tốc bất đạt” dẫn đến cây bị xót, bị cháy… và đây mọi người thường lầm tưởng là bị rữa. Cách xử lý ở trường hợp này là: Ngừng châm mọi thứ, thay 30-40% nước bể, cắt tỉa những lá bị cháy, xót. 1 tuần thay 2-3 lần nước. Và giảm đèn 1-2h/ ngày so với bình thường

Trên đây là kinh nghiệm của mình được truyền mẹo từ 1 anh chơi lâu năm, và cũng tìm hiểu đọc và sưu tầm từ nhiều nguồn uy tín khác nhau tổng hợp lại cho mọi người, mình đã làm + trải nghiệm và mách 1 số ae chơi cùng đều khá hiệu quả.

Trên đây là kinh nghiệm của mình được truyền mẹo từ nhiều ae chơi lâu năm, và cũng tìm hiểu đọc và sưu tầm từ nhiều nguồn uy tín khác nhau tổng hợp lại cho mọi người, mình đã làm + trải nghiệm và mách khá nhiều ae chơi cùng đều hiệu quả khá cao.

>> Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc các loại cây hãy để Mộc Tree giúp bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

3. Mọi người cùng hỏi

1. Rữa cây thuỷ sinh là gì?

  • Câu trả lời: Rữa cây thuỷ sinh là hiện tượng cây thuỷ sinh trong bể cá cảnh bị tấn công bởi rữa (động vật nhỏ giống ráy) gây thiệt hại cho cây và hệ thống cảnh quan trong bể cá.

2. Làm thế nào để phòng ngừa rữa cây thuỷ sinh trong bể cá cảnh?

  • Câu trả lời: Để phòng ngừa rữa cây thuỷ sinh, bạn có thể thực hiện các biện pháp như kiểm tra kỹ thuật đầu vào như nước và cây, chọn cây kháng rữa, duy trì vệ sinh bể cá, và thường xuyên kiểm tra sự xuất hiện của rữa.

3. Có cách nào để xử lý khi đã bị rữa cây thuỷ sinh?

  • Câu trả lời: Khi đã bị rữa cây thuỷ sinh, bạn có thể thử áp dụng các phương pháp như sử dụng thuốc diệt rữa (như loại chứa cooper), tách riêng cây bị nhiễm rữa và duy trì vệ sinh để ngăn ngừa sự tái nhiễm rữa.

4. Làm thế nào để tối ưu hóa sự phát triển của cây thuỷ sinh sau khi đã xử lý rữa?

  • Câu trả lời: Để tối ưu hóa sự phát triển của cây thuỷ sinh sau khi đã xử lý rữa, bạn nên kiểm tra chất lượng nước, cung cấp ánh sáng, và cân nhắc sử dụng phân bón và dinh dưỡng phù hợp để giúp cây phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn.

Bài viết có thể có sơ xuất, chưa đầy đủ nội dung, hoặc có thiếu sót, sai sót, mong mọi người đóng góp để hoàn thiện hơn

Bài viết liên quan