0877907790

Nguyên nhân sâu ăn lá cây xoài non

Nguyên nhân sâu ăn lá xoài non

Trong mùa mưa, xoài ra đọt non rất nhiều, đây cũng là nguồn thức ăn cho các đối tượng sâu bệnh hại. Trong đó, bọ cắt lá là côn trùng khá phổ biến. Hiện nay, trên các vườn xoài giai đoạn đọt non đang xuất hiện bọ cắt lá và câu cấu xanh lớn là 2 nguyên nhân chính gây hại trên lá xoài non.

Bọ cắt lá xoài non

Vòng đời phát triển của sầu ăn lá xoài

Bọ cắt lá (tên khoa học là: Deporaus marginatus). Bộ Coleoptera và họ Bọ đầu dài Curculionnidae.

Trưởng thành bọ cắt lá là một loài cánh cứng, con cái cơ thể dài khoảng 5mm có màu nâu vàng, nhiều lông, miệng kéo dài như một cái vòi. Râu đầu màu đen. Con đực nhỏ hơn con cái, vòi ngắn hơn, cánh cứng màu nâu, viền cánh màu đen.

Sâu ăn lá xoài non
Bọ cắt lá xoài-Sâu ăn lá xoài

Cả con đực và con cái ở phần đầu và ngực đều có màu đỏ cam. Trứng hình bầu dục dài 0,5mm, màu trắng sữa đến vàng nhạt, được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, dưới lớp biểu bì gần gân lá. Sâu non màu xanh đen, không chân, đẩy sức dài khoảng 5-6mm. Nhộng màu nâu, dài 5mm.

Tưởng thành đẻ trứng rải rác dọc theo gân lá non, trên một lá có từ 10-20 trứng. Sau khi đẻ xong bọ trưởng thành cắn đứt lá ngay phía trên các vị trí đẻ trứng, phần lá bị cắt mang theo trứng rơi xuống đất.
Trứng nở trong vòng 2-3 ngày, ấu trùng có 3 tuổi sống trong đường hầm trên lá trong vòng 7-8 ngày, nhộng 9-11 ngày. Bọ trưởng thành có thể sống và đẻ trứng kéo dài hàng tháng.

Khả năng gây hại

Sâu ăn lá xoài non sau khi nở đục từ gân chính ra mép lá, ăn phần mô lá (lá đã rụng xuống đất) và chừa lại một lớp màng mỏng phía trên lá. Sâu đẩy sức hóa nhộng trong đất.

Triệu chứng nhận biết sâu ăn lá xoài là đọt non xoài bị cắt đứt ngang, vết cắt rất sắc giống như lấy kéo cắt, phần lá cắt rơi xuống đất và để lại phần cuống lá trên cây rất điển hình để nhận biết.

Bọ cắt lá trưởng thành gây hại trên đọt non, làm lá bị đứt ngang, cành non có thể bị trụi lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bọ cắt lá xuất hiện quanh năm, mật độ cao vào giai đoạn xoài ra đọt non.

Biện pháp phòng trừ

– Thu gom và tiêu hủy các lá non bị cắn đứt rơi xuống đất để tiêu diệt trứng và ấu trùng nằm trong lá.

– Những vườn bị hại nặng nên cày xới đất ngay tán cây bị hại để diệt nhộng.

– Phun thuốc khi thấy bọ trưởng thành xuất hiện trong vườn. Sử dụng thuốc gốc Abamectin, Emamectin… phun ở giai đoạn lá non lụa màu đỏ.

Câu cấu xanh lớn

Vòng đời phát triển

Gồm các giai đoạn: Thành trùng, sâu non, trứng, nhộng. Đặc điểm của mỗi giai đoạn như sau:

– Sâu ăn lá xoài thành trùng là bọ cánh cứng, thân bầu dục, trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi, dài khoảng từ 10 – 15mm, mỏ nhọn và quặp.

Phòng trừ câu cấu xanh và các loại côn trùng gây hại : Công Nghệ Xanh Việt  Nam
Sâu ăn lá xòa-Câu cấu xanh lớn

– Sâu ăn lá xoài còn non có: Màu trắng sữa, vàng nhạt mình hơi cong, không có chân, sống trong đất ăn chất hữu cơ và rễ cây. Đục phá rễ và gốc cây, làm nhộng trong đất.

– Trứng: Đẻ rải rác, rời rạc từng quả trên mặt đất, hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà. Chúng sống từng cụm 3 – 4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất khi bị động.

– Nhộng: Màu trắng ngà, dài khoảng 10mm, nằm trong đất.

Khả năng gây hại

– Tập tính sinh sống và gây hại Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, cắn đứt chồi non, lá non, lá bánh tẻ thậm chí cả lá già và quả non.

– Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm cấp thương phẩm quả.. Câu cấu phá hại lộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, lộc thu nó còn làm giảm năng suất vườn cây năm sau. Câu cấu là loài sâu hại đa thực, ngoài gây hại trên cây ăn quả có múi, chúng còn gây hại các cây ăn quả khác như xoài, nhãn, vải..

Biện pháp phòng trừ

– Biện pháp thử công phòng sâu ăn lá xoài non: Thường xuyên kiểm tra vườn, để có biện pháp sử lý kịp thời nếu ruộng xoài phát sinh nhiều bọ lớn tiến hàng xử lý có thể dùng tay hoặc vợt để bắt.

– Vệ sinh vườn thường xuyên, phát quang quanh vườn.

– Ở vườn thường bị hại nên dùng các loại thuốc hạt rải quanh gốc cây 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa mưa.

– Phun thuốc khi sâu phát sinh nhiều bằng các thuốc trừ sâu có hoạt chất Emamectin… lưu ý các thời điểm vào đầu và cuối mùa mưa.

– Các loại thuốc có thể diệt được câu cấu có hoạt chất Lamda-Cyhalothrin, Profenofos hay các hỗn hợp (Lamda-Cyhalothrin +Thiamethoxam), (Profenofos + Cypermethrin)…

– Khi câu cấu xuất hiện nhiều cần phun thuốc Padan 95sp pha nồng độ 0,2% phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, có thể cộng chung phân bón lá cao cấp để phun vừa dưỡng đọt non vừa phòng trừ sâu hại.

Bài viết liên quan