Chậu cây chữ nhật hiện nay là một vật tư được ưu tiên dùng để làm đẹp cảnh quan cây xanh. Nhu cầu tìm mua chậu hình chữ nhật tăng mạnh, nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp sản phẩm chậu với nhiều mẫu mã và giống cây cảnh khác nhau.
Điều này, sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn để lựa chọn được một chậu cây phù hợp với không gian của mình. Hiểu được khó khăn ấy, hôm nay Mộc sẽ chia với bạn cách chọn chậu cảnh hình chữ nhật thích hợp nhất!
1. Chọn lựa cây cảnh và chậu cây chữ nhật theo mục đích sử dụng
Chậu chữ nhật cùng với cây chịu nắng dùng trang trí ban công sân thượng
Chọn đúng loại cây xanh cho từng mục đích trồng cây riêng biệt.
Có những chậu cảnh hình chữ nhật được mua về để bố trí bên trong ngôi nhà thì sẽ khác những chậu cây cảnh đặt ở sân thượng, ban công hoặc trước thềm nhà, sân vườn.
Do đó, để bảo đảm việc cây cảnh có thể sinh trưởng tốt thì bạn hãy tìm hiểu thông tin về giống cây đó một cách cẩn thận và kỹ lưỡng (nhất là chiều cao, thân leo hay thân gỗ, ưa nắng hay ưa bóng râm…) để chọn ra cây xanh thích hợp với nhu cầu của bạn.
2. Tìm hiểu trước thông tin chậu cây chữ nhật
Hiện tại các mẫu chậu hình chữ nhật rất đa dạng, phong phú cho người chơi chậu cây cảnh lựa chọn. Nhưng các mẫu chậu hiện nay thường được làm từ các vật liệu như: xi măng, xi măng đá mài, nhựa, đất nung, gốm và composite.
NÀO, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng loại và giá chậu cảnh hình nhật qua thông tin bên dưới nhé:
2.1. Chậu xi măng chữ nhật
Chậu xi măng được làm từ vật liệu xi măng trộn với hỗn hợp đất, cát. Có vẻ ngoài tối giản, đơn sơ.
Ưu điểm
– Chậu có độ bền ổn, dùng lâu dài.
– Đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn
– Chậu có độ khá xốp, giúp thoát nước tốt.
Nhược điểm
– Hạn chế về trọng lượng khá nặng, nếu bạn muốn sắp xếp lại khu vườn sẽ khó di chuyển.
– Màu sắc không được đa dạng, bên ngoài hơi nhám.
– Khả năng chống thấm nước còn thấp so với xi măng đá mài.
2.2. Chất liệu xi măng đá mài
Chậu hình chữ nhật làm từ xi măng đá mài là sự kết hợp giữa đá cẩm thạch, đá granite nghiền và kết dính với xi măng, khung lưới thép. Mặt bên ngoài của chậu được mài nhẵn bóng loáng làm nổi bật lên những nét đặc trưng đá granite.
Ưu điểm
– Chậu có độ bền cao, cực kỳ chắc chắn dùng trong thời gian dài, ngay cả khi để bên ngoài dưới mọi thời tiết khắc nghiệt. Rất phù hợp trồng các loại cây ngoài trời.
– Màu sắc đen, trắng, xám đơn giản, tinh tế phù hợp mọi không gian.
– Kích cỡ chậu đa dạng từ bé cho đến chậu siêu to.
– Trọng lượng chậu đá mài khá nặng, giữ bầu đất tốt nên không sợ thổi bay.
– Thành chậu dày nên khả năng cách nhiệt tốt, giúp rễ cây không bị sốc nhiệt.
– Khả năng chống thấm cao.
– Kích cỡ lỗ dưới đáy chậu vừa phải, giúp thoát nước cho cây trồng tốt.
Nhược điểm
Chậu đá mài có khối lượng khá nặng, nên tính kỹ trước khi trồng cây cố định.
2.3. Chất liệu từ nhựa thông thường
Ưu điểm
– Chậu cây chữ nhật bằng nhựa có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với chậu cây làm bằng đất nung, xi măng và khó vỡ, chống nứt
– Đa dạng màu sắc, kiểu dáng và dễ dàng di chuyển.
Chậu trồng hoa chữ nhật bằng nhựa
Nhược điểm
– Chậu nhựa hình chữ nhật không có khả năng thoát nước tốt và cung cấp độ ẩm cho cây trồng ổn định.
– Chậu nhựa rẻ tiền có thể bị bay màu nhanh chóng và dễ giòn, nứt khi đặt dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài.
– Hãy chú ý nếu trồng rau cải, cây cảnh đắt tiền trong chậu nhựa. Một số loại nhựa có thể ngấm hóa chất vào giá thể trồng, đặc biệt nếu để dưới ánh nắng nóng.
– Chậu nhựa có trọng lượng nhẹ nên dễ ngã khi gặp phải gió lớn, phù hợp cây nhỏ khối lượng vừa.
2.4. Chất liệu từ đất nung, gốm
Chậu đất nung
Một số sản phẩm được làm từ các loại đất sét khác nhau, tạo nên các mẫu chậu hình chữ nhật đất nung nâu đỏ quen thuộc.
Đối với gốm sứ thì được làm bằng vật liệu đất dày hơn, ít xốp hơn và gốm luôn được tráng men, cả ngoài lẫn trong.
Ưu điểm
– Chậu cây chữ nhật làm bằng đất nung là loại chậu trồng “hoài niệm xưa”, với màu sắc trung tính và ấm áp.
– Gốm tráng men có màu sắc tồn tại lâu dài.
Chậu hình chữ nhật gốm sứ
Nhược điểm
– Chậu đất nung, gốm sẽ khá nặng, đặc biệt là khi chứa đầy đất.
– Chậu gốm, đất nung có độ giòn, dễ vỡ nếu bạn làm rơi, tác động mạnh.
– Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ môi trường, đất sét có thể bắt đầu nứt, bong tróc.
2.5. Chất liệu từ composite
Chậu composite được làm từ nhiều vật liệu tổng hợp cao cấp khác nhau như: như Talc Powder,Unsaturated Polyresin, Fiberglass Gelcoat,… và được phủ loại sơn 2K đem đến độ bền cho sản phẩm
Ưu điểm chậu: Không phai màu, không bong tróc, chống tia uv, mẫu mã đa dạng…
Nhược điểm:
– Giá thành cực cao so với các mẫu chậu khác.
– Chậu composite rất thích hợp với các loại cây cần sự cầu kỳ. Do đó việc phối trí CÂY và CHẬU đòi hỏi kỹ năng khéo léo, tay nghề cao, nếu không sẽ không thể làm bật lên độ đẹp, chất lượng của toàn bộ chậu cây.
3. Giá chậu cảnh hình chữ nhật
Giá thành của mỗi loại chậu cây chữ nhật sẽ phụ thuộc vào chất liệu cũng như kích cỡ và độ cầu kì, hoa văn của sản phẩm. Tuy nhiên chúng ta có thể phân các mức giá theo từng hạng mục sau:
– Giá rẻ nhất là chậu nhựa có giá thành chỉ từ 26k trở lên.
– Tầm giá trung
-
Cỡ nhỏ từ 50k trở lên thì có chậu đất nung
-
Cỡ lớn gốm sứ và đất nung thì giá từ 120k trở lên (Ngoài ra chậu gốm sứ cầu kì hơn nữa sẽ có thành cao lên đến cả triệu)
-
Giá từ 149k trở lên thì có chậu xi măng, xi măng đá mài.
– Tầm giá chậu cao nhất thì có chậu composite với mức giá từ 1tr trở lên.
Mức giá chậu cảnh hình chữ nhật trên đây chỉ lấy ước lượng trung bình, điều này còn tùy thuộc vào đơn vị cung cấp, số lượng đặt, kích thước chậu….
Qua một số mẹo nhỏ này Mộc rất mong bạn có thêm một chút kinh nghiệm để chọn lựa chậu cây chữ nhật từ đó tiến hành trồng cây và chăm sóc cây cảnh tốt hơn.
Mọi người cũng hỏi
Tại sao cần chọn chậu cây chữ nhật phù hợp với vị trí?
Chọn chậu cây chữ nhật phù hợp với vị trí giúp tạo sự cân đối và hài hòa trong không gian trang trí. Ngoài ra, chậu cây cũng cần phải phù hợp với môi trường ánh sáng, điều kiện nhiệt đới và phong cách trang trí.
Làm thế nào để chọn chậu cây chữ nhật phù hợp với kích thước vị trí?
Khi chọn chậu cây chữ nhật, bạn nên đo và xác định kích thước vị trí trước. Chậu cây cần phải vừa vặn với không gian và không quá lớn hoặc quá nhỏ. Đảm bảo rằng chậu có đủ không gian để cây phát triển và không gây cản trở cho việc di chuyển trong không gian.
Điều gì cần xem xét khi chọn chậu cây chữ nhật cho nơi có ánh sáng yếu?
Trong những nơi có ánh sáng yếu, hãy chọn chậu có màu sáng hoặc chất liệu phản xạ ánh sáng tốt như chậu gốm trắng hoặc chậu sứ. Ngoài ra, hãy chọn cây phù hợp với mức độ ánh sáng yếu như cây dừa lưỡi hổ, cây sansevieria hoặc cây may mắn.