0877907790

Kim tiền thảo là cây gì?

Kim tiền thảo là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh về sỏi thận, sỏi đường mật, hạ huyết áp… Các bài thuốc từ loài cây này như thế nào và những lưu ý khi sử dụng ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về kim tiền thảo qua bài viết của chuyên trang.

Kim tiền thảo là gì?

Kim tiền thảo còn có tên gọi khác là: Bạch Nhĩ Thảo, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Vẩy Rồng, Biến Địa Kim Tiền, Biến Địa Hương, Phật Nhĩ Thảo, Nhũ Hương Đằng, Bản Trì Liên, Cửu Lý Hương, Đồng Tiền Lông, Cỏ Đồng Tiền Vàng…

Cây có tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb).

Thuộc họ Đậu (Fabaceae) hay còn gọi là họ cánh bướm.

Cây kim tiền thảo mọc ở đâu?

Đặc điểm

Là cây sống lâu năm, dạng thân thảo, thân bò sát dưới mặt đất, có chiều dài khoảng 1 mét, rễ đâm ở gốc rồi mọc đứng. Cành có lông nhung màu gỉ sắt, có khía vằn và hình trụ.

Lá kim tiền thảo rộng khoảng 2-4cm, dài 2,5-4,5cm, mọc so le gồm một đến ba lá chét. Có hình tròn hoặc thuôn. Mặt dưới lá phủ lông màu trắng bạc, sờ vào có cảm giác mềm mại, mặt trên lá có màu xanh lục, có đường gân rất rõ.

Hoa thường mọc ở nách lá, thành từng chùm, màu hồng, mỗi chùm có 2-3 hoa. Tràng hoa màu tía, có hình bướm. Hoa thường ra vào khoảng tháng 6-9, kết quả vào khoảng tháng 9-10. Quả có chiều dài khoảng 14-16mm, hơi cong hình cung, bên trong quả có 4-5 hạt nhỏ.

Phân bố

Cây kim tiền thảo là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu được sự khô hạn. Loại cây này thường mọc ở ven rừng, nương rẫy, đất bỏ hoang hoặc đồi núi thấp cao khoảng 600 mét.

Trên thế giới, cây kim tiền thảo được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam nước Trung Quốc và nước Lào. Loại cây này cũng được tìm thấy khá nhiều ở nước ta, chủ yếu là các vùng núi thấp và trung du như các tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình,…

Thu hái – Sơ chế – Bảo Quản

Bộ phận dùng làm thuốc: Thân, cành và lá của cây kim tiền thảo đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Mùa hè là lúc cây có nhiều lá và hoa, nên thu hái vào thời điểm này là thích hợp nhất.

Sơ chế: Rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt đoạn để ráo nước và phơi khô dùng dần.

Bảo quản: Sơ chế xong bảo quản nơi khô thoáng và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học trong cây gồm polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…

Trong đó, coumarin là chất giúp vị thuốc này có tác dụng sinh học. Các nghiên cứu cho rằng, coumarin, là hợp chất este khi vào đến đại tràng (môi trường kiềm) sẽ tạo thành acid coumaric. Acid này sẽ phá vỡ muối canxi, nhờ đó giúp đào thải được sỏi.

Công dụng của kim tiền thảo đối với sức khỏe con người

Từ lâu cây kim tiền thảo đã được xem là một loại dược liệu quý với nhiều tác dụng tuyệt vời. Tác dụng này không chỉ Y học cổ truyền nghiên cứu mà còn được y học hiện đại chứng minh.

Đông y nghiên cứu về tác dụng kim tiền thảo

Theo Đông y cây thuốc này có vị ngọt, tính bình, quy kinh Can đởm, Thận bàng quang.

Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu thông lâm, lợi thấp, tiêu thũng bài thạch, thường dùng trong các bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật, tiểu buốt, trị chứng nga chưởng phong, ghẻ lở, bệnh ở mắt,…

Theo Y học hiện đại kim tiền thảo có tác dụng gì?

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong cây thuốc có chứa rất nhiều thành phần như: Polysaccharide, saponin triterpenoid, desmodimin,desmodilacton, tritriacontane, acid stearic, lupenone, lupcol, Ursolic acid, Menthol, Palmitic, Tannin, Potassium nitrate, Succinic acid, các flavonoid như isovitexin, isoorientin vicenin glycosid,…

Ngoài ra, hàm lượng chất Coumarin trong cây thuốc khá cao. Hoạt chất này thuộc nhóm Este có thể trung hòa axit, trung hoà mỡ thừa của cơ thể, phá hỏng kết cấu mỡ đại tràng để đào thải ra bên ngoài an toàn.

Vậy kim tiền thảo chữa bệnh gì hiệu quả?

  • Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang nhờ các chất axit có thể bào mòn sỏi thận, ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận.
  • Kháng viêm, chữa các bệnh viêm và phù thũng.
  • Chữa viêm thận, phù và viêm gan, viêm túi mật, chữa trị bệnh đái dắt, đái buốt, tiểu tiện đau rát.
  • Dùng cho người bị chứng hạ huyết áp, điều hoà huyết áp ổn định.
  • Một số tác dụng khác như chữa trị ghẻ lở, mụn nhọt, bệnh trĩ, quai bị, bị bỏng, rắn độc cắn.
  • Tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa dịch âm đạo bất thường ở nữ giới.
Bài viết liên quan