0877907790

Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa cúc

Hoa cúc bị các bệnh đốm  lá như bệnh đốm nâu,  đốm đen, đốm vòng.

Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa cúc
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa cúc

Bệnh đốm nâu

Bệnh do nấm Curvularia sp. gây ra. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 24-280C, độ ẩm  ≥ 85%…

Biểu hiện của bệnh: Đầu  lá có những đốm màu nâu sẫm, kéo dài từ mép đến phiến lá; đốm có hình tròn, hình bán nguyệt hoặc hình  không đều, làm lá rụng dần; Chồi non cũng bị nhiễm bệnh.

Nguồn bệnh thường tồn lưu trong đất, từ cây bệnh.

Phòng ngừa bằng cách

– Tăng sức đề kháng cho cây trồng: Luân canh cây trồng, sử dụng cây giống khỏe mạnh, bón phân cân đối và đầy đủ. Vệ sinh đồng ruộng sản xuất, thu gom và tiêu hủy cây  bệnh. Vườn thông thoáng, tránh đọng nước  trên lá (phải tưới  vào buổi sáng).

– Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Tebuconazole, Trifloxystrobin (Nativo 750WG).

  Bệnh đốm đen

Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa cúc
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá ở hoa cúc

Bệnh do nấm Septoria chrysanthemella gây ra. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 22-260C, độ ẩm  ≥ 85%…

Biểu hiện của bệnh: Đầu  lá có những đốm màu nâu sẫm, sau chuyển sang màu đen, từ mép đến phiến lá; đốm hình tròn, hình bán nguyệt hoặc  không đều; bệnh nặng, các đốm nối tiếp nhau tạo thành các vết cháy lớn, có chấm nhỏ màu đen… làm rụng lá; Chồi non cũng bị nhiễm bệnh.

 Phòng ngừa bằng cách

– Tăng sức đề kháng cho cây trồng: Luân canh cây trồng, sử dụng cây giống khỏe mạnh, bón phân cân đối và đầy đủ. Vệ sinh đồng ruộng sản xuất, thu gom và tiêu hủy cây  bệnh. Vườn thông thoáng, tránh đọng nước  trên lá (phải tưới  vào buổi sáng).  – Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này, bạn có thể tham khảo các loại thuốc: Chlorothalonil, Azoxystrobin, Anvil 5 SC nồng độ 0,05-0,1%; Nồng độ topsin 0,05-0,1%; Maneb BTN nồng độ 0,1-0,3%.

  Bệnh Ringspot (hay đốm vàng)

Bệnh do nấm Alternara sp. Nguyên nhân, nấm bệnh phát sinh mạnh ở độ ẩm ≥ 85% và nhiệt độ thích hợp  20-280C.

Biểu hiện của bệnh: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, hình tròn màu xám nâu hoặc xám đen  hoặc không xác định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó lan dần từ mép và chóp lá. phiến lá, khiến lá bị thối đen và rụng.

 Phòng  bệnh bằng cách

– Tăng sức đề kháng cho cây trồng: Luân canh cây trồng, sử dụng cây giống khỏe mạnh, bón phân cân đối và đầy đủ. Vệ sinh đồng ruộng sản xuất, thu gom và tiêu hủy cây  bệnh. Vườn thông thoáng, tránh đọng nước  trên lá (phải tưới  vào buổi sáng).

– Sử dụng các loại thuốc: Topsin M70NP 0,05-0,1%, Aliette 80NP nồng độ 0,25%, Rovral…

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Bệnh đốm lá ở hoa cúc là gì?

Câu trả lời 1: Bệnh đốm lá ở hoa cúc là một tình trạng bệnh lý mà lá của cây cúc xuất hiện các vết đốm màu nâu hoặc đen. Đây là một bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của cây.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá ở hoa cúc là gì?

Câu trả lời 2: Bệnh đốm lá ở hoa cúc thường được gây ra bởi các loại nấm gây bệnh. Nấm này có thể lây lan qua tiếp xúc với cây bị nhiễm bệnh, qua giọt nước, hoặc qua việc truyền từ cây sang cây. Điều kiện môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để điều trị bệnh đốm lá ở hoa cúc?

Câu trả lời 3: Để điều trị bệnh đốm lá ở hoa cúc, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm phù hợp để ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh. Đảm bảo cung cấp ánh sáng và không gian thoáng cho cây để giúp cây khô ráo nhanh chóng và giảm sự lây lan của bệnh. Đồng thời, loại bỏ những lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy chúng để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh trong quần thể cây.
Bài viết liên quan