Bệnh đốm mắt cua cũng là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây cà phê. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá của cây cà phê, biểu hiện của bệnh là trên lá xuất hiện những đốm tròn đồng tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây con. Khi bệnh xuất hiện cần có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là gì, cách phòng tránh như thế nào, mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
Nguyên Nhân Bệnh Mắt Cua Trên Cây Cà Phê
Bệnh do nấm Cercospora coffeicola gây ra. – Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện trên lá và quả sau đó lan ra cành. – Triệu chứng bệnh trên lá cây cà phê, trên quả là các vòng tròn đồng tâm, phần giữa màu xám, các chấm đen nhỏ ở viền màu nâu đỏ, phần ngoài màu vàng. – Trái bị nhiễm nấm sẽ có biểu hiện vết nấm đen từng vùng hoặc trên toàn bộ trái. Bệnh lây lan qua cành chạy dọc theo cành. – Cây bị nhiễm nặng sẽ ngừng sinh trưởng, lá bị vàng và rụng, quả chín bị vàng ảnh hưởng đến năng suất. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cà phê, chè. – Thời gian phát sinh phát triển của bệnh quanh năm, nhất là ở giai đoạn vườn ươm và làm nền. Cây thiếu nước, không được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, đất nghèo dinh dưỡng thiếu phân bón nấm bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.
Cách Phòng Bệnh Mắt Cua Cho Cây Cà Phê
– Chăm sóc vườn cây, bón phân cung cấp đầy đủ và đều đặn các chất dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh
. – Tỉa cành, cắt bỏ cây che bóng tạo độ thông thoáng cho khu vườn.
– Khi cây bị bệnh dùng thuốc trừ sâu Anvil 5 SC (0,2%), Tilt 250 EC (0,1%), Bumper 250EC (0,1%) phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Bệnh mắt cua trên cây cà phê tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như tuyến trùng hay bệnh gỉ sắt nhưng sẽ làm cây còi cọc sinh trưởng, ảnh hưởng đến năng suất nên cần lưu ý và áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Bệnh đốm lá trên cây cà phê được gây ra bởi tác nhân gì?
Câu hỏi 2: Triệu chứng chính của bệnh đốm lá trên cây cà phê là gì?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để kiểm soát bệnh đốm lá trên cây cà phê?