Lá sen đá, hay còn gọi là sen đá (Crassula ovata), là một loài cây xanh thân gỗ nhỏ có nguồn gốc từ vùng Nam Phi. Lá sen đá nổi tiếng với vẻ đẹp đơn giản, nhưng một vấn đề phổ biến mà nó thường gặp phải là lá bị đốm đen. Đốm đen trên lá sen đá là tình trạng khi lá cây có các vết màu đen xuất hiện trên bề mặt, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của cây.
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá sen đá
Lâu dần ở nhiều nơi nắng mưa thất thường, bạn nên để ý sẽ thấy nấm mốc xuất hiện. Bạn để ý thấy cây mọng nước có đốm đen trên lá và thân thì cây đang bị nấm thân hoặc nấm lá. Hoặc khi cây phát triển tốt nhưng héo dần từ gốc lá. Bạn tiếp tục nhổ cây và quan sát. Nếu bạn quan sát thấy cây không có rễ trắng, hãy nghĩ đến bệnh nấm rễ.
Nhiều người khuyên bạn nên trị nấm bằng cách bôi Tetracylin, Gynofar, Coc85. Tuy nhiên, shopcaytrong đã thử nghiệm nhưng hoàn toàn không diệt được tận gốc. Thậm chí, một số cây bị chết sau 4 ngày sử dụng thuốc. Do đó Shopcaytrong chia sẻ với các bạn kinh nghiệm trị nấm – bệnh thường gặp trên cây mọng nước sau đây.
Nấm là bệnh thường gặp trên cây mọng nước khi trồng cây ở nơi có nắng mưa thất thường
>> Xem thêm Đặc điểm, ý nghĩa và lợi ích của cây sen đá để biết thêm thông tin chi tiết
Xử lý cây sen khi bị nhiễm nấm
Đầu tiên bạn cần cắt bỏ phần bị thối, đen và sâu. Chú ý, nhất thiết phải cắt thật sạch, nếu không sẽ bị tái nhiễm. Nhớ vệ sinh dao để tránh vi khuẩn còn sót lại và lây sang các cây khác. Bạn tiếp tục bôi nhẹ cồn lên vết cắt để sát trùng. Sau khi cắt, bạn đem phơi cây ở nơi râm mát từ 1-3 ngày để vết cắt khô hẳn rồi đem trồng lại.
Tuy nhiên, bạn phải phòng bệnh cho cây trước khi để cây bị nhiễm nấm. Bạn nên phun thuốc diệt nấm 2-4 tuần/lần cho cây sen đá của mình. Lưu ý nên phun vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Nếu dùng thuốc hóa học thì bạn phun Coc85, Anvil 5SC, Nấm hồng… Vì cây còn khá nhỏ nên cần pha loãng liều lượng hơn một chút. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hữu cơ như Gynofar hoặc hydrogen peroxide. Bạn pha 10ml trên 1 lít nước để phun lá phòng trừ nấm lá, nấm thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể xới một lớp đất trên miệng chậu rồi rải một lớp mỏng nấm Trichoderma đối kháng. Bạn lấp đất lại rồi tưới nước. Nên bổ sung nấm đối kháng 2-3 tháng/lần để giúp đất tơi xốp, bổ sung vi khuẩn có ích.
>> Xem thêm Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của sen đá quý hiếm để biết thêm chi tiết