I. KỸ THUẬT QUẢN LÝ TÁN CÂY
1.Tạo tán
– Kỹ thuật tạo tán là tỉa bỏ chồi ngọn để cây phát triển theo chiều rộng. Sau khi trồng khoảng 8-12 tháng, cây có chiều cao 1-1, 2m tiến hành bấm ngọn, chừa lại độ cao của thân chính 0,6-0,8m. Khi ra cơi đọt 1 chừa lại 2-3 chồi khỏe và phân bố đều tán cây, tiếp tục thực hiện kỹ thuật này cho cơi đọt 2 và 3 để đảm bảo bộ khung hoàn chỉnh và cân đối cho cây.
2. Tỉa cành
– Nên tỉa cành vào mùa khô để thuận lợi cho sự sinh trưởng và ra đọt non, hạn chế tỉa cành vào mùa mưa dễ bị nấm bệnh tấn công qua vết cắt và đọt non.
Ngắt bỏ chồi ngọn khi cây được 2-3 cơi đọt (cây cao từ 60-80cm) để cây xoài phân cành sẽ được 2-3 cành ngang. Khi cành ngang phát triển theo chiều cao được 2-3 cơi đọt thì ngắt đọt cho cây phân tán lần thứ hai để có được tổng cộng 9-12 chồi ngọn Thực hiện việc ngắt ngọn lần thứ ba, cây xoài sẽ có bộ tán với trên 20 chồi ngọn. Sau giai đoạn này cây xoài có được tán cây khá hoàn chỉnh và chỉ cần tỉa bổ sung hàng năm để duy trì tán.
– Cây trưởng thành: Việc tỉa cành được thực hiện hàng năm sau khi thu hoạch nhằm kích thích cho cây ra đọt mới sớm và đồng loạt. Nên cắt những cành mọc trong tán (che khuất lẫn nhau), cành nhỏ, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành thấp sát mặt đất, hay những cành mang bông đã rụng hết trái cần được tỉa để giúp cho tán cây được thông thoáng, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
– Đối với những cây xoài lão: Có thể làm trẻ hoá bằng cách cưa bớt, bỏ hết những nhánh con chỉ chừa lại bộ khung chính. Cây trẻ hoá sẽ cho cành lá rất mạnh và chỉ ra hoa 1-2 năm sau.
* Lưu ý: Dụng cụ dùng trong tỉa cành, tạo tán phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác.
3. Bón Phân
Rải đợt 1: 0,5-1kg NPK 30-10-10 + 200gram Humic 80 hay Humic Vãy rải cho 1 gốc
Sau khi rải gốc đợt 1 từ 5-7 ngày phun 0,5kg NPK 30-10-10 + 0.5 lít Fulvitop + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều trên tán lá, phun liên tục 7-10 ngày 1 lần. Trong kỳ rải thêm 5-10kg phân chuồng hay 1-3kg phân hữu cơ viên nén.
Chú ý: Phân chuồng phải được ủ hoai mục với nấm Trichoderma để loại bỏ được mầm bệnh.
Rải đợt 2: Sau khi lá cơi 1 chuyển sang lụa chúng ta bón 0,5-1kg DAP + 200gram Root Viên hay BM Root’s 2 rải cho 1 gốc
Sau khi rải gốc đợt 2 từ 5-7 ngày phun 0,5kg Magnisal + 0,5 lít Fulvitop + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều trên tán lá, phun liên tục đến khi lá lụa mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
II. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA
Có nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài như: xông khói, khoanh cành, xử lý hóa chất như Ethephon, Multi K (KNO3) hay Paclobutrazol (JUMBO F150),…
Quy trình xử lý ra hoa xoài sử dụng Paclobutrazol:
* Giai đoạn sau thu hoạch:
– Cần tỉa bỏ những cành: đã thu hoạch trái, vô hiệu, ốm yếu, bị sâu bệnh, che rợp lẫn nhau và phát hoa không mang trái để giúp cho cây ra đọt đồng loạt.
– Bón phân: Tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất mùa trước có thể áp dụng theo công thức như sau: Phân hữu cơ
8-10kg/cây kết hợp 1kg NPK 30-10-10 + 200gram Root Viên cho 1 gốc.
– Sau khi bón phân cần tưới nước 1 lần/ngày giúp cây hấp thụ phân tốt.
– Kích thích cho cây ra đọt non đồng loạt bằng cách phun 250ml Profish + 250ml Kích phát tố A+ hoặc 0.5 lít Fulvitop cho phuy 200 lít nước
* Giai đoạn ra đọt non:
Đây là đợt đọt quan trọng quyết định sự ra hoa, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh để bảo vệ đọt non. Các loại sâu bệnh cần chú ý: Bệnh thán thư, bọ cắt lá và sâu đục cành ….
* Xử lý ra hoa:
– Xử lý Paclobutrazol (JUMBO F150) khi lá non phát triển hoàn toàn, lúc lá có màu đỏ đồng và được 10-15 ngày tuổi. Pha 30-50gram với 5 lít tưới cho 1m đường kính tán quanh gốc cây, sau đó tưới nước liên tục 1 lần/ngày trong 7 ngày
+ Giai đoạn 25-30 ngày sau khi xử lý JUMBO F150 thì bón phân: phun phân bón lá tạo mầm hoa (phun 3 lần cách nhau 5-7 ngày) Lần 1: 1kg MKP + 0.5kg 10-60-10 cho 200 lít nước
Lần 2: 1kg MKP + 0.5kg 15-30-15 cho 200 lít nước Lần 3: 1kg MKP + 0.5kg 6-30-30 cho 200 lít nước
+ Giai đoạn 45-60 ngày sau khi xử lý JUMBO F150 (khi thời tiết khô ráo, chồi ngọn phát triển mạnh, nhô cao, gân lá phát triển hoặc cong lại) thì phun kích thích ra hoa bằng 0.5kg Kích Ra Hoa Xoài + 1kg Multi K (KNO3) cho phuy 200 lít nước. Và 5-7 ngày sau tiến hành phun lại lần 2 với liều lượng giảm 50%.
+ Sau khi kích thích ra hoa lần 2 được 5-7 ngày tiến hành phun hỗ trợ kéo vọt hoa bằng 0,5kg NPK 30-10-10 + 0.5 lít Fulvitop cho 200 lít nước.
* Giai đoạn ra hoa:
– Tưới gốc bổ sung rước hoa đồng loạt: 1kg Amino chelate Zn + 1kg NPK 30-10-10 cho 200 lít nước tưới mỗi gốc 5-7 lít nước.
– Phun thuốc phòng ngừa rầy bông xoài, bọ trĩ và bệnh thán thư.
– Phun các sản phẩm tăng đậu trái có chứa Bo hai đợt:
Đợt 1: khi hoa khoảng 10cm pha 250ml BO 90 + 250gram Poly feed 16-8-34 + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều tán lá.
Đợt 2: khi hoa nở khoảng 15% trên bông pha 250ml Seaweed CaBo + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều tán lá.
* Giai đoạn đậu trái “rớt nhụy”:
Hoa xoài thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi, ong,… nên hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu bệnh trong giai đoạn này để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa. Chú ý, nếu gặp thời tiết xấu có thể phun ngừa bệnh thán thư và bọ trĩ.
* Giai đoạn phát triển trái:
– Giai đoạn trứng cá (7-10 ngày sau khi đậu trái): Pha 0,25kg NPK 30-10-10 + 0,5 lít Fulvitop + 0,5kg Magnisal cho 200 lít nước giúp trái lớn, bóng đẹp, phun liên tục 3-4 lần cách nhau 7-10 ngày nên kết hợp thuốc bọ trỉ, ruồi vàng và nhện).
– Giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái: Rải 0.5kg Haifa Cal Agri (Canxi nitrate)/cây/lần bón, Pha 0,25kg Căng da mỏng vỏ + 0,25 lít Fulvic liquid + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước giúp trái lớn, vỏ mỏng, bóng đẹp, Phun liên tục 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày (nên kết hợp thuốc bọ trỉ, ruồi vàng và nhện).
– Giai đoạn 45 ngày sau khi đậu trái: Bón phân gốc để giúp cho trái phát triển. Có thể dùng phân NPK 20-20-15 liều lượng
400-500gram/cây 7-8 năm tuổi, 1-1,5kg/cây >10 năm tuổi + 100-200gram Hữu cơ vãy/cây. Pha 0,25kg Poly feed 16-8-34 + 0,25 lít BM Super K + 0,5kg Magnisal cho 200 lít nước giúp trái lớn, vỏ mỏng, bóng đẹp, ngọt trái, nặng ký. Phun liên tục 2-3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày (nên kết hợp thuốc bọ trỉ, ruồi vàng và nhện).
– Giai đoạn 60 ngày sau khi đậu trái: Sử dụng 1kg Kích phát tố 999 + 2kg BM Root’s 2 tưới cho 50 gốc. Sau khi tưới gốc được 15 ngày, rải 0,5kg 15-15-15 + 1kg Hữu cơ sinh học cho gốc, rải 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày.
– Giai đoạn 70-80 ngày sau khi đậu trái: Rải 0,5kg 15-10-20 + 200gram Root Viên cho 1 gốc, rải liên tục 2-3 lần. Chú ý phòng trừ: Rầy bông xoài, sâu đo ăn bông, bọ trĩ, sâu đục trái (hột), bệnh thán thư,…
III. BAO TRÁI
– Tỉa trái: Chọn những trái phát triển đều đặn để tiến hành bao trái, đối với xoài cát Hòa Lộc chỉ để 1 trái/cuống, Xoài cát Chu để 3-4 trái/cuống.
– Bao trái: Tiến hành vào giai đoạn 30 – 45 ngày sau khi đậu trái.
Khi bao trái xếp miệng bao gọn gàng, kín và tạo thành hình mái nhà để không cho nước vào tiếp xúc với trái xoài. Khi thu hoạch xong đợt 1 phải phơi khô, xếp gọn, thẳng và xử lý thuốc trừ nấm bệnh trước khi bao đợt 2.
Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, không khuyết tật, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, bệnh hại như: sâu đục trái, ruồi đục trái (đối tượng kiểm dịch của các nước nhập khẩu xoài), rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh đốm da ếch, bệnh nứt trái xì mủ. Bao trái sẽ hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5-7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp, bán được giá cao, tăng lợi nhuận, giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái.
* Lưu ý: Trước khi bao trái nên tiến hành phun thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh.