Xoài là loại cây ăn trái được trồng ở nhiều địa phương của nước ta và cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trong quá trình xoài luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sâu bệnh hại tấn công. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu các loại sâu bệnh hại xoài và cách phòng trừ trong bài viết sau.
Các loại sâu hại xoài thường gặp
Sâu là một trong những loại sâu bệnh gây hại nhiều đến cây xoài. Có nhiều loại sâu khác nhau có thể tấn công cây xoài, như sâu đục trái, sâu cuốn lá, sâu bệnh thối rễ và sâu bệnh đục thân. Các loại sâu này có thể gây hại đến sức khỏe của cây xoài, làm giảm năng suất và chất lượng trái cây.
Sâu đục trái (Conopomorpha cramerella) là loại sâu có khả năng tấn công đến hầu hết các loại quả trên cây xoài, gây hại nặng nề đến năng suất và chất lượng trái cây. Sâu đục trái có thể hủy hoại toàn bộ nội tạng trái cây, gây nên các đốm bẩn, vết thối và sự suy giảm chất lượng trái cây.
Sâu cuốn lá (Cryptophlebia ombrodelta) là loại sâu có thể gây hại nhiều đến lá và quả xoài. Sâu này ăn lá non và nhai trái non, gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây xoài. Sâu cuốn lá cũng có khả năng truyền nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh cho cây xoài.
Sâu bệnh đục thân (Xyleborus sp.) và sâu bệnh thối rễ (Meloidogyne sp.) là những loại sâu bệnh có khả năng tấn công đến cộng đồng rễ của cây xoài, gây ra những tổn thương và làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Sâu đục cành non (Alcicodes sp.)
Đây là loại sâu hại xoài rất phổ biến, con trưởng thành đẻ trứng trên đọt non xoài, sâu non nở ra ăn dần xuống phía làm cành bị chết khô, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây xoài.
Để phòng trị loại sâu bệnh hại xoài này, bà con nên điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ kiểm soát, loại bỏ các cành chết để trừ nhộng, phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây ra đọt non.
Sâu đục trái (Noorda albizonalis)
Sâu đục trái trên cây xoài có thể gặp ở mọi giai đoạn phát triển của trái, sâu non thường đục vào cuối trái, phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị thối và rụng. Trái bị sâu đục vào có vết nứt và thối nên có thể dễ dàng phát hiện.
Để phòng và điều trị loại sâu hại xoài này, bà con nên lượm những trái bị hại đêm tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong trái. Khi sâu trưởng thành xuất hiện thì cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để điều trị, sử dụng bao trái khi trái còn nhỏ để bảo vệ trái khỏi sâu hại tấn công.
Sâu cắn lá (Deporaus marginatus)
Đây là một trong những loại sâu bệnh hại xoài thường gặp, chúng gây hại nặng trong vườn ươm cây con, chủ yếu tấn công trên lá non của cây con và làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sâu cắn lá còn gây hại trên vườn sản xuất và cũng chủ yếu ở giai đoạn cây ra đọt non, gây hại mạnh trong các tháng mùa khô.
Để phòng trị lọa sâu hại này, bà con nên điều khiển cây ra đọt non đồng loạt, dọn bỏ các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy, tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện trong vườn, xử lý đất nếu sâu gây hại nặng trong vườn.
Rầy bông xoài (Idioscopus spp.)
Đây là một trong những đối tượng gây hoại xoài thường gặp, cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Chúng chích hút chất dinh dưỡng làm lá không phát triển được, lá bị bẻ cong, rìa lá khô, ở trên hoa làm cho phát hoa bị khô và rụng. Trái sau khi thụ phấn bị hại sẽ không phát triển và rụng. Rầy tấn công còn hút ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển mạnh và gây đen bông và trái.
Để phòng trị loại này bà con có thể tạo điều kiện cho một số loài thiên địch của rầy sinh sống như bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh và nấm Verticellium leanii, Hirsutella sp.. Sau thu hoạch tiến hành tỉa cắt cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. Có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt khi cần thiết.
Ruồi đục trái
Ruồi đục trái là một trong những loại sâu hại thường gặp trên cây xoài, chúng đẻ trứng vào vỏ trái sắp chín, ấu trùng nở ra đục vào trong ăn phá làm cho trái bị rụng, nơi bị ruồi tấn công có vết thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (ba ngày sau khi ruồi đẻ trứng).
Để phòng trị, bà con cần thu dọn những trái bị ruồi gây hại đem xử lý để tiêu diệt giòi còn trong trái. Đặt bẫy Methy eugenol để tiêu diệt ruồi trưởng thành đực. Sử dụng túi chuyên dùng để bao trái. Phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.
Rệp sáp (Pseudoccocus sp.)
Rệp sáp gây hại trên cây xoài là đối tượng gây hại thường gặp, có nhiều loại rệp nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái và nó làm giảm chất lượng và năng suất cũng như vẻ đẹp của trái, ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm.
Để phòng trị loại đối tượng gây hại xoài này, bà con nên tạo điều kiện thích hợp để các loài ong ký sinh và thiên địch như bọ rùa phát triển để hạn chế rệp sáp. Chỉ thực hiện phun thuốc hóa học khi cần thiết.
Các loại bệnh hại trên cây xoài
Bệnh thán thư
Là một trong những bệnh hại trên cây xoài thường gặp, bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides), xuất hiện trên cả lá, bông và trái xoài, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm trái rụng, giảm năng suất và chất lượng quả.
Bệnh đốm đen
Đây là loại bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferaindicae gây ra. Bệnh gây hại trên lá, trái, sau đó các vết bệnh lớn dần lên và tạo thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Những vết bệnh trên những chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen, có thể có nhựa chảy ra từ vết nứt đó. Nếu bệnh gây hại trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm cho chết cây.
Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium mangiferae):
Bệnh phấn trắng trên cây xoài xuất hiện trong điều kiện thời tết nóng ẩm hoặc có sương đêm. Nấm bệnh đóng thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Hoa xoài thường bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái trái bị nhiễm bệnh khi còn rất nhỏ. Trái xoài bị bệnh tấn công sẽ biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.
Bệnh khô đọt thối trái
Bệnh khô đọt thối trái tấn công lên trái xoài trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần làm thối nát cả trái hoặc nơi vỏ trái bị trầy trụa. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhất là vào mùa mưa.
Bệnh nấm hồng
Bệnh nấm hồng trên xoài do nấm Corticium salmonicolor), đây là một trong những loại bệnh hại trên cây xoài thường gặp. Bệnh thường phát triển nặng trên những cây có tán lá rậm rạp và che khuất nhau, nhất là vào những tháng mưa ẩm.
Biểu hiện đầu tiên là trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng bò lan, sau đó nấm tạo thành những mảng màu hồng, đôi khi bạn không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh và thân cây bị nấm tấn công sẽ mất dinh dưỡng sau đó sẽ bị khô và chết.
Phòng và trị sâu bệnh cho cây xoài bằng máy bay phun thuốc
Sử dụng máy bay phun thuốc cho xoài là giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả được nhiều địa phương hiện nay áp dụng. Máy bay phun thuốc trừ sâu được trang bị những tính năng thông minh giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh đạt trên 90%, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch, tăng giá trị thương phẩm của xoài. Đặc biệt còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân và giảm ô nhiễm môi trường.