Bệnh đốm lá trên lan là bệnh phổ biến do một số loại nấm bệnh gây ra, nhẹ thì ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây, nặng thì ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, thậm chí dẫn đến chết cây. Để khắc phục tình trạng này, hãy cùng Mộc Tree tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị.
1. Tác nhân gây bệnh đốm lá trên hoa phong lan
Bệnh đốm lá trên lan chủ yếu do nấm (chủ yếu là Cercospora sp) gây ra. Nấm bệnh thường xuất hiện và gây hại ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển mạnh vào mùa mưa. Đặc biệt đối với những vườn chăm sóc kém, chăm sóc kém nấm bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập gây hại nặng khi cây yếu hoặc có vết thương hở làm vàng lá, dễ đổ ngã. Bệnh đốm lá trên lan
2. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên hoa phong lan
Bệnh đốm lá trên lan do một số nguyên nhân sau:
Độ ẩm cao và thông gió kém, đặc biệt là trong mùa mưa, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Côn trùng chích, đốt, gây vết thương hở, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây trồng. Không chăm sóc kỹ, bón quá nhiều phân hoặc để cây thiếu dinh dưỡng, không chống chọi được với nấm bệnh
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá trên hoa phong lan
Triệu chứng đầu tiên của bệnh đốm lá trên lan là trên lá có những đốm tròn màu nâu xám hoặc vàng nâu, xung quanh vết bệnh có một quầng màu vàng, mặt dưới của lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi không được xử lý kịp thời, lá chuyển sang màu vàng và dễ rụng.
4. Cách quản lý bệnh đốm lá trên hoa phong lan
Bệnh đốm lá trên lan khi bị nhẹ thì tỉa bỏ phần lá bị bệnh sau đó bôi thuốc trị nấm lên vết cắt. Khi bệnh nặng cần sử dụng một trong các loại thuốc KDTV sau: Ridomil Gold 68 WP, Dipomate 80WP, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate… Khi phun lưu ý phun đều cả 2 mặt lá của cây lan.
Tuy nhiên khi phun cần phun đúng liều lượng, nồng độ khuyến cáo để cây không bị tổn thương và nhanh lành vết thương. Ngoài ra, cũng phải chú ý giữ vườn thông thoáng, sạch sẽ.
5. Phòng bệnh đốm lá trên hoa phong lan
Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng và đơn giản hơn chữa bệnh, nếu bạn phòng đúng cách thì cây của bạn sẽ vừa đẹp vừa khỏe. Do nấm và vi khuẩn chủ yếu ở dạng bào tử, rất khó tiêu diệt nên khi đã nhiễm bệnh, điều duy nhất bạn có thể làm là hạn chế sự tấn công chứ rất khó chữa khỏi. Vì vậy, hãy thực hiện tổng hợp tất cả các cách dưới đây để phòng tránh bệnh.
Luôn đảm bảo vườn lan thông thoáng, không ẩm thấp, vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tàn dư thực vật đem đi chôn hoặc đốt. Không tưới quá muộn và quá ẩm, nên tưới trước 16h để không tạo môi trường ẩm ướt về đêm thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Thường xuyên phun thuốc diệt nấm, vi khuẩn để phòng bệnh đốm lá trên lan còn hơn chữa bệnh. Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, ngay khi phát hiện cây bị bệnh đốm lá, phun định kỳ bằng thuốc trừ bệnh để ngăn chặn nấm hình thành và phát triển tấn công cây lan. Thường xuyên phun thuốc trừ sâu để ngăn ngừa sâu bệnh, côn trùng cắn phá, tránh tạo vết thương hở trên cây hạn chế sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn. Sử dụng giá thể trồng lan tơi xốp, thoát nước tốt và thông thoáng cũng hạn chế nấm bệnh tấn công, cây khỏe mạnh tăng sức đề kháng. phun thuốc phòng bệnh.
6. Sử dụng đá perlite, đá bọt để trồng lan có thể hạn chế bệnh đốm lá trên lan
Môi trường thoát nước kém cũng là môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Có thể dùng thêm đá perlite hoặc đá bọt trộn vào giá thể trồng lan để tăng khả năng thoát nước và hạn chế nấm bệnh phát triển.
Đá Perlite có nhiều hang nhỏ, có cấu trúc xốp nhẹ nên không chèn ép rễ cây, giúp rễ cây phát triển khỏe, cây trồng tăng khả năng chống chịu. Ngoài ra, với cấu tạo xốp, đá giúp thoát nước tốt, thông thoáng ngăn ngừa nấm mốc tấn công hơn.
Đá bọt có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt và bên trong đá nên đá cũng có cấu trúc xốp. Đá giúp giá thể trồng lan thoát nước tốt hơn, tơi xốp và thoáng khí giúp ngăn ngừa nấm bệnh phát triển.