0877907790

Các cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh để bàn đẹp mắt

Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh cũng khá đơn giản. Tuy nhiên cũng cần có kỹ thuật riêng để cây luôn phát triển và xanh tốt. Bài viết dưới đây Mộc sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng cây thủy sinh đơn giản tại nhà nhé!

Những ưu điểm khi trồng cây thủy sinh

Đặt một chậu cây thủy sinh trên bàn làm việc giúp mang không khí và tạo không gian thẩm mỹ, giúp chúng ta cảm thấy thư thái sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng và áp lực.

trồng cây thủy sinh

Những ưu điểm khi trồng cây thủy sinh

Chọn cây hợp tuổi theo mệnh giúp công việc suôn sẻ, mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Nhiều loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt đồng thời cũng có thể hấp thụ được chất độc hại. Đặc biệt một số loại cây có khả năng hấp thụ bức xạ máy tính như cây trầu bà, lưỡi hổ, nha đam, dây nhện,…

Những nguyên vật liệu cần chuẩn bị để trồng cây thủy sinh

Những nguyên liệu cần chuẩn bị khi trồng cây thủy sinh như sau:

cách trồng cây thủy sinh để bàn

Những nguyên vật liệu cần chuẩn bị để trồng cây thủy sinh

  • Bạn nên chọn một số loại cây thủy sinh để bàn phổ biến như lô hội thủy sinh, hồng môn, kim tiền thảo, lan tùy thích… Những loại cây này có đặc điểm chung là ưa nước, có khả năng phát triển tốt trong môi trường thủy sinh.
  • Chọn những chiếc bình thủy tinh có thân rộng để bộ rễ của cây được phát triển tốt, không chồng lên nhau dễ bị chết.
  • Dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh.
  • Kéo, nước sạch, sỏi, đá hoa, đá màu.

Bật mí cách trồng cây thủy sinh để bàn độc lạ

Cách trồng cây thủy sinh bằng phương pháp rửa rễ

Dưới đây là cách trồng cây thủy sinh để bàn đơn giản như sau:

cách chăm sóc cây thủy sinh

Cách trồng cây thủy sinh bằng phương pháp rửa rễ

  • Bước 1: Nên lựa chọn cây cảnh có trong chậu khỏe mạnh, dáng đẹp. Sau đó lấy chúng ra khỏi chậu và dùng nước rửa sạch bùn đất đang bám ở rễ.
  • Bước 2: Cắt tỉa các rễ bị hư, thối. Đối với những cây có bộ rễ phát triển thì cắt bỏ bớt một nửa. Quá trình này giúp cây phát triển nhanh hơn và thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng nhanh hơn.
  • Bước 3: Sau khi cắt tỉa rễ xong, bạn nên ngâm chúng vào dung dịch Kali pemanganat 0.05% – 0,1% khoảng 30 phút. Tiếp tục cho cây vào bình thủy tinh, dùng những viên sỏi đã được rửa sạch đắp xung quanh để được giữ rễ cố định.
  • Bước 4: Tiếp tục đổ nước hoặc dung dịch vào bình với một lượng ngập khoảng một nửa rễ, để phần trên của chúng nằm ngoài không khí.
  • Bước 5: Cuối cùng, mỗi ngày đều phải thay nước cho đến khi cây mọc những chiếc rễ màu trắng thì mới giảm số lần này lại.

Cách trồng cây thủy sinh bằng cách giâm cành vào trong nước

Biện pháp giâm cành trong nước là kỹ thuật trồng cây cảnh đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Khai thác sức mạnh tái sinh của thực vật, nó cắt một phần của cành hoặc cành của cây mẹ, sau đó giâm xuống nước. Các nhánh sẽ phát triển rễ, chồi non, để hình thành một cây mới. Dưới đây là các cách trồng cây thủy sinh bằng cách giâm cành vào trong nước như sau:

cách trồng cây thủy sinh để bàn

Cách trồng cây thủy sinh bằng cách giâm cành vào trong nước

  • Bước 1: Lựa chọn những cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Chọn những cành khỏe mạnh, dùng dao cắt ở vị trí sát gốc, cách gốc khoảng 0,3 đến 0,5 cm. Vì ở vị trí này tránh được những cành già nhất nên cành giâm và thân chính bị nhiễm bệnh.
  • Bước 2: Trước khi giâm cành xuống nước, cần rửa kỹ vết cắt. Loại bỏ hết lá ở phía dưới, sau đó nhanh chóng cắm cành vào nước, tránh làm mất nước ảnh hưởng đến khả năng sống của cây. Khi cắt cành có rễ khí cần bảo vệ tốt rễ khí, bởi chúng có thể chuyển hóa thành rễ dinh dưỡng, đồng thời có tác dụng giữ cho cây đứng thẳng.
  • Bước 3: Khi cắt cành cây, cần để cành giâm ở nơi râm mát, thoáng gió khoảng 2 – 3 ngày, đợi vết cắt khô. Đổ nước vào bình, sao cho mực nước ngập từ 1/3 đến 1/2 chiều dài cành. Để nước luôn trong sạch và nâng cao hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nên thay nước 3-5 ngày một lần.
  • Bước 4: Sau khoảng 30 ngày, hầu hết các cành giâm đều có thể mọc rễ mới. Khi rễ dài khoảng 5 – 10 cm có thể dùng dung dịch dinh dưỡng nồng độ thấp để bón cho cây.

Lưu ý: Phương pháp giâm cành trong nước tuy thao tác đơn giản, tỷ lệ sống cao nhưng đôi khi cũng xảy ra hiện tượng vết cắt cành bị nhiễm vi sinh vật từ đó bị thối rễ. Khi đó, nên cắt bỏ phần cành bị thối. Ngâm cành trong dung dịch kali pemanganat 0,05% đến 0,1%, sau đó dùng nước sạch để rửa, rồi tiếp tục giâm trong nước sạch.

Cách chăm sóc cây thủy sinh để bàn sau khi trồng

Sau quá trình trồng cây thì cách chăm sóc cây thủy sinh cũng vô cùng quan trọng như sau:

  • Cây thủy sinh khá dễ chăm sóc, bạn nên nhớ thường xuyên thay nước cho cây, tuy nhiên chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ tuần, có thể pha thêm chút dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây phát triển một cách nhanh chóng.
  • Chú ý, bạn nên thay nước cho cây bằng nước sạch để cây không bị nhiễm chất độc hại, nhất là khi trong nước máy có khá nhiều loại hóa chất tẩy rửa như clo. Vì vậy, nếu muốn sử dụng nước máy, bạn có thể để qua đêm hoặc phơi nắng cho mùi clo bay hết.
  • Vào những ngày thời tiết hanh khô, cây thoát hơi nước nhanh nên bạn nhớ thay nước 3 – 5 ngày/ lần, vào những ngày mát, độ ẩm cao thì chỉ nên thay 7 – 10 ngày/ lần.
  • Khi phát hiện rễ bị hư hoặc cây bị úa, bạn nên thay nước cho cây, cắt bỏ phần rễ bị thối, rửa sạch nhưng không được làm rễ bị hỏng. Nhớ thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, lá có hoa văn, lau sạch bình thủy tinh để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong chậu.
  • Lượng dung dịch dinh dưỡng cho vào hồ thủy sinh cây cảnh cũng cần phù hợp với từng loại cây, nếu nồng độ quá cao sẽ khiến cây bị thối và chết, vì vậy bạn hãy nhờ chăm sóc cây cảnh cho lượng dung dịch chính xác là tốt nhất cho sự phát triển của cây trồng.

cách chăm sóc cây thủy sinh

Cách chăm sóc cây thủy sinh

Cây thủy sinh thường được đặt ở đâu? 

Cây cảnh để bàn là vật trang trí hoàn hảo giúp mặt bàn của bạn trở nên sang trọng, đẹp mắt và mang đến một không gian làm việc vô cùng hứng khởi. Tất cả các loại cây cảnh trong hồ thủy sinh đều giúp điều hòa không khí rất tốt, lọc bụi bẩn và khí độc trong phòng, cho bạn hít thở không khí trong lành khi làm việc, hiệu quả tập trung và sáng tạo sẽ cao hơn.

Không chỉ vậy, cây cảnh thủy sinh có ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy, việc đặt chúng trên bàn làm việc sẽ mang lại tài lộc, may mắn và thuận lợi trong kinh doanh cho gia chủ. Muốn được như vậy, bạn phải luôn nhớ để cây cối xanh tươi, phát triển xanh tốt thì mới thu nhiều tài lộc cho gia chủ.

Tùy theo phía trên bàn làm việc mà bạn có thể chọn kích thước chậu cây phù hợp, chậu thủy sinh không được quá lớn cản toàn bộ khu vực làm việc và tầm nhìn của người ngồi.

Đặc tính của cây thủy sinh là mềm mại và dễ di chuyển trong nước, đây chính là điểm nhấn của chúng. Chính vì thế loại cây này mang đến một sức hấp dẫn đặc biệt và được nhiều gia đình ưa chuộng thường trồng để trang trí không gian của ngôi nhà.

Bài viết liên quan