0877907790

Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh

Bạn là một người đam mê cây cảnh, bạn muốn sáng tạo cho mình những thế cây cảnh độc đáo, sáng tạo? Để sáng tạo được, một điều chắc chắn là bạn phải  biết được các kĩ thuật uốn cây cảnh cơ bản. Tuy nhiên, có nhiều bạn mới làm quen với nghệ thuật bonsai, uốn cây cảnh, nên ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 9 kỹ thuật uốn cây cảnh bạn cần biết, giúp ích cho nghệ thuật sáng tạo của bạn!

1. Uốn nắn là gì?

Uốn nắn là quá trình uốn cong và nắn cây để tạo hình theo ý muốn. Kỹ thuật này thường được áp dụng để tạo dáng, tạo độ cong và tạo đường cong cho cây cảnh.

2. Khi nào nên thực hiện uốn nắn cho cây cảnh?

Thời điểm tốt nhất để uốn nắn cây cảnh là vào mùa xuân, khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ. Lúc này, cây có khả năng thích ứng tốt và tạo hình mới.

3. Cần chuẩn bị những công cụ gì để uốn nắn cây?

Để uốn nắn cây cảnh, bạn cần sử dụng các công cụ như tay uốn nắn, dây uốn và các kẹp nhỏ để giữ cây trong vị trí mong muốn.

4. Quấn dây

Đây là kĩ thuật mà với tất cả các “nhà sáng tạo nghệ thuật cây cảnh” đều phải biết. Kĩ thuật này dùng để uốn các cành nhỉ, vừa rất nhanh gọn. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu rõ của bản chất việc quấn dây, thì rất có thể nó sẽ gây hại cho cây. Như việc nếu quấn dây mà không tháo dây ra trong thời gian quy định thì cây sẽ kìm chế sự phát triển của cành cây, dẫn đến việc thân cây bị các vết hằn, nếu dây quá chặt, cành cây hay cây có thể chết.

Thêm nữa, thông thường, dây cuốn đều được sử dụng dây thép, nên khi nhiệt độ ngoài trời cao, dây thép dẫn nhiệt có thể làm ảnh hưởng đến cành cây.

Phương pháp này còn có điểm hạn chế nữa là không thể uốn được cành cây to.

kỹ thuật uốn cây cảnh
kỹ thuật uốn cây cảnh

5. Níu dây

Níu dây chính là kĩ thuật dùng dây buộc vào một cành mà muốn nó đến một vị trí khác. Dùng dây buộc một vật nặng, có thể là viên gạch, đầu còn lại buộc vào cành cây cần uốn. Nhưng cách này chỉ có thể ghì cành cây xuống mà không thể cố định nó lại. Cành cây khi bị ghì, sẽ rất dễ bị rung lắc, mất đi thẩm mĩ. Kĩ thuật này rất hợp với các cành cây đã rủ xuống lưng chừng, có đường cong tự nhiên.

Khi thực hiện kĩ thuật này, bạn phải thực sự cẩn thận để tránh cành bẻ bị gãy. Nên dùng các loại dây mềm, nó sẽ không khiến cây bị các vết hằn.

6. Xoắn dây

Phương pháp xoắn dây sẽ khắc phục được điểm mà níu dây không làm được, đó chính là thay đổi vị trí của các cành lớn.

Cũng giống như níu dây, nhưng xoắn dây khác ở điểm đó là bạn phải dùng dây thép, xoắn chúng lại với nhau, rồi buộc hai đầu vào hai cành muốn chúng dịch chuyển lại với nhau. Với kĩ thuật này, vì sử dụng dây kim loại, nên bạn cần dùng tấm đệm cao su để lót, nhằm tránh dây thép tạo hằn trên cành cây.

Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh
Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh

7. Uốn cành bằng cách cắt nửa bề ngang cành

Với những cành lớn, không thể áp dụng phương pháp xoắn và níu dây, nghệ nhân thường sử dụng cách này. Dùng dao nhọn cắt ½ hoặc 1/3 bề ngang cành cần uốn, hãy cẩn thận để không cắt đứt mạch sống của cây. Sau một thời gian, cành cây sẽ yếu đi, và bạn có thể uốn cành cây theo ý muốn. Khi dùng cách này, bạn phải cẩn thận nếu không cành cây sẽ chết. Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp này cần trình độ cao để xử lí vết cắt thật mịn.

8. Dùng cảo uốn

Kỹ thuật này sử dụng công cụ “cảo uốn” để uốn cành cây theo ý muốn. Công cụ này có lực kéo mạnh, tạo được nhiều đường nét theo ý muốn.

Có nhiều loại cảo để bạn lựa chọn, tùy thuộc vào mục đích uốn cành cây bạn uốn: Cảo càng cua (giúp tăng lưc uốn), cảo tì (bẻ cành từ từ), cảo kéo và đẩy (để tách hoặc đẩy 2 cành lại với nhau.

9. Nẹp cành vào thanh kim loại

Sử dụng một thanh kim loại có hình dáng định trước (mô phỏng cành cây có dáng như thế). Sau đó, dùng dây cố định thanh kim loại đó với cành cây, đảm bảo cành cây khớp với các khúc uốn của thanh kim loại.

Tuy nhiên, kĩ thuật uốn cây cảnh này chỉ áp dụng được với cành cây nhỏ. Nếu cành cây lớn, sẽ mất nhiều thời gian làm nẹp và hiệu quả cũng không cao.

Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh
Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh

10. Bỏ lõi gỗ không có khả năng vận chuyển dinh dưỡng

Trong cành cây có bộ phận lõi gỗ, nó chỉ giúp cành cứng cáp hơn. Kĩ thuật này sẽ loại bỏ lõi gỗ không có khả năng vận chuyển dinh dưỡng để giúp cành cây mềm ra, giúp việc uốn cành dễ dàng hơn.

Một điểm yếu của phương pháp này đó chính là cành cây bị hở, sẽ rất dễ nhiễm các loại nấm, gây mục cành. Ngoài ra, nếu không có kĩ thuật cao khi thực hiện, cành cây sẽ rất dễ bị gãy.

11. Đặt dây nhôm vào thân cành

Để giúp cành cây không bị cứng, dẻo hơn khi uốn cây. Nhiều nghệ nhân dùng phương pháp xẻ rãnh ở cành cây, sau đó đặt một đoạn dây nhôm vào rãnh xẻ đó. Dùng dây mềm cố định lại, đồng thời bảo vệ vỏ cây. Công việc hoàn tất, nghệ nhân có thể dễ dàng uốn cành cây mà không sơ cành cây bị gãy.

Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh
Kỹ thuật uốn nắn tạo hình cho cây cảnh

12. Dùng kìm bổ

Kỹ thuật này sử dụng dụng cụ chuyên dụng là kìm bổ để bổ cành ra thành 2 hoặc 4, sau đó tiếp tục uốn.

Kĩ thuật uốn cây cảnh hiện nay có rất nhiều. Trên đây chỉ là các kĩ thuật cơ bản mà chúng tôi đưa ra kèm theo các lưu ý. Với việc uốn cây, bạn cần chú ý không bao giờ uốn cây khi đang ra lá. Thêm nữa, để bảo vệ phần vỏ cây, bạn nên sử dụng dây cuốn bằng dây dù, dây cao su hoặc băng dính đen để đảm bảo cây không bị tổn thương; trước khi uốn, bạn cũng cần khóa cành chỗ chạc 2 hay chạc 3 vào để đảm bảo lúc uốn, cành cây không bị chẻ ra lớn.

13. Có lưu ý gì khác khi thực hiện uốn nắn cây cảnh?

Khi thực hiện kỹ thuật uốn nắn cây cảnh, còn một số lưu ý khác mà bạn nên ghi nhớ:

  1. Lựa chọn cây phù hợp: Không phải loại cây cảnh nào cũng phù hợp với kỹ thuật uốn nắn. Hãy chọn những loại cây có độ linh hoạt và dễ uốn để đạt được kết quả tốt.
  2. Độ tuổi của cây: Cây trẻ thường dễ uốn hơn cây lớn, vì vậy hãy chọn cây cảnh còn trẻ để thực hiện kỹ thuật này.
  3. Thời gian uốn nắn: Quá trình uốn nắn cây cảnh là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Hãy dành thời gian đủ để uốn nắn từng phần của cây một cách cẩn thận.
  4. Sự cân nhắc và thích ứng của cây: Luôn theo dõi sự phản ứng của cây sau mỗi lần uốn nắn. Nếu cây cho thấy dấu hiệu căng thẳng hoặc bị tổn thương, hãy giảm độ căng của dây uốn và cho cây nghỉ ngơi trước khi tiếp tục.
  5. Độ chính xác và thẩm mỹ: Kỹ thuật uốn nắn cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh tế để tạo ra hình dáng đẹp và hài hòa cho cây cảnh. Hãy chú trọng vào các chi tiết nhỏ và tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên.
  6. Chăm sóc sau uốn nắn: Sau khi hoàn thành quá trình uốn nắn, hãy đảm bảo rằng cây được chăm sóc đúng cách. Cung cấp đủ ánh sáng, nước và dinh dưỡng để cây phục hồi và phát triển.

Mọi người cũng hỏi

1. Uốn nắn là gì? Uốn nắn là quá trình uốn cong và nắn cây để tạo hình theo ý muốn. Kỹ thuật này thường được áp dụng để tạo dáng, tạo độ cong và tạo đường cong cho cây cảnh.

2. Khi nào nên thực hiện uốn nắn cho cây cảnh? Thời điểm tốt nhất để uốn nắn cây cảnh là vào mùa xuân, khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ. Lúc này, cây có khả năng thích ứng tốt và tạo hình mới.

3. Cần chuẩn bị những công cụ gì để uốn nắn cây? Để uốn nắn cây cảnh, bạn cần sử dụng các công cụ như tay uốn nắn, dây uốn và các kẹp nhỏ để giữ cây trong vị trí mong muốn.

Bài viết liên quan