Việt Nam là vùng nhiệt đới nên có khá nhiều loài thực vật, động vật sinh sống và phát triển khá đa dạng. Và các loài hoa cũng không phải là ngoại lệ, vùng nhiệt đới là nơi có nhiều loài hoa nhất thế giới. Cho nên Việt Nam ta cũng sở hữu những loài hoa thuộc hàng top của thế giới về vẻ đẹp và mạng nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Như Hoa Sen được chọn làm quốc hoa của nước ta và được gắn liền thương hiệu với hãng hàng không Vietnam Airline. Còn hoa mai thì không thể thiếu cho dịp tết và hoa hồng thì không thể thiếu để tặng cho phụ nữ cũng như phái đẹp nói chung trong những ngày lễ.
1. Sen Hồng (Hoa Sen) – Quốc hoa Việt Nam
Đây là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Sen Hồng là quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Hoa sen là biểu tượng cho sự trong sạch ở Việt Nam. Ca dao có câu:
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
- Nhị vàng bông trắng lá xanh
- Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Vẻ đẹp của sen cũng có thể được nhìn dưới khía cạnh Phật giáo:
- Lá xanh thăm thẳm lòng Bi
- Dũng cành vươn thẳng, thoát ly bùn sình
- Nâng nụ sắc Trí kết tinh
- Nở thành hoa thắm lung linh giữa đời
Sen hồng đã được chọn là quốc hoa của Việt Nam sau 1 cuộc bầu chọn diễn ra trong cả nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Bông sen vàng còn là biểu tượng của Vietnam Airlines.
2. Hoa Mai – Không thể thiếu ngày Tết miền Nam
Mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai, họ Mai. Loài hoa này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.
Đây là loài hòa không thể thiếu trong dịp tết ở Miền Nam, hầu như nhà nhà điều có trồng mai và chưng mai bằng chậu lớn để trong nhà và ngoài sân.
Với đặc thù là loài hoa khá phổ biến và được dùng trong dịp tết nên nhiều nhà vườn đã kinh doanh hoa mai chuyên cung cấp mai cho thị trường mỗi dịp xuân về. Nếu như miền Bắc có hoa đào thì Miền Nam có hoa mai.
3. Hoa Hồng – Đại diện cho tình yêu
Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.
Hoa Hồng thường được sử dụng nhiều nhất tại các dip lễ tình yêu 14/2, quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10. Những bó hoa tươi sẽ được mua để giành tặng cho phụ nữ. Hoặc các tặng trong ngày sinh nhật, kỷ niệm hay chúc mừng cho phái nữ.
4. Hoa Lan – Vẽ đẹp kiêu sa
Họ Lan là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan Orchidales, lớp thực vật một lá mầm. Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới.
Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mexico; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.
Họ Orchidaceae phân bổ rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực.
5. Hoa Cúc
Hoa cúc được dùng phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Tùy theo mục đích mà người ta lựa chọn loại cúc, sắc màu cũng như số lượng bông hoa.
Hoa cúc ngày nay được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng… Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú.
6. Hoa Sứ
Hoa Sứ có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng dân tộc Lào lại được mệnh danh là “Vương quốc Hoa Chăm Pa”. Nếu ai đã từng tham gia một cái tết của dân tộc Lào, thì hẳn sẽ thấy người dân xứ sở này tôn vinh hoa chăm pa như thế nào.
Ở miền Nam nước ta, hoa sứ nở quanh năm, Vũng Tàu có cả một đồi sứ ven biển, có những cây sứ đã thành cây cổ thụ cao lớn. Cây sứ hầu như có mặt trong tất cả các sân chùa chiền của Phật giáo, có lẽ do vậy mà nó mang ý nghĩa “thanh khiết” chăng ?
ngày nay, được các nghệ nhân cây cảnh đam mê trong và lai tạo ra nhiều màu hoa và hình dáng rất đa dạng.
7. Hoa Hướng Dương
Ở Việt Nam còn có loài “Hướng dương dại” (còn gọi là “sơn quỳ”, “dã quỳ” tên khoa học là Tithonia diversifolia (Hemsl.) A. Gray, cùng thuộc họ Cúc. Cây được nhập trồng, hiện nay mọc hoang dại ở nhiều nơi, từ đồng bằng tới vùng núi, thường thấy ở dọc các đường đi, bãi hoang… Hướng dương dại thường được dùng làm phân xanh, một số nơi lấy lá xát trị ghẻ.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Việt Nam hầu như không trồng hướng dương để lấy hạt, vì điều kiện thời tiết, khí hậu không phù hợp. Hướng dương tại Việt Nam thường chỉ cho hạt lép, trừ một số ít diện tích nhỏ tại Lâm Đồng, Lào Cai… Hạt hướng dương tiêu thụ tại Việt Nam thường được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam là ở tại nông trường xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An rộng gần 60 ha và bắt đầu trồng hướng dương từ năm 2010 để làm thức ăn cho bò. Hoa nở hai mùa vào tháng 3-4 và tháng 11-12.
8. Hoa Ly
Hoa ly được du nhập vào nước ta cùng với hoa cẩm chướng … Hoa ly được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loài hoa này, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet… thì hoa ly được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nhất là ở Hà Nội, TP.HCM hoa ly được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý …
Hoa ly nở vào dịp xuân cho đến đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng. Vì vậy, vào giữa tháng tư, ở đâu ta cũng gặp hoa ly tràn ngập khắp phố phường, sau đó thì lại trở nên quý hiếm.
Thực tế hoa ly không có liên quan gì đến vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam cả. Nếu có chăng, chẳng qua là do quan niệm và sự gán ghép giao thoa giữa phương Tây và Trung Quốc mà thôi, không phải là truyền thống văn hóa của ta.
9. Hoa Phượng – Hoa của thời học sinh
Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi “hoa học trò”. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là “thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.
10. Hoa Gạo – Nét đẹp quyến rủ
Hoa gạo là loại hoa thường nở hoa vào tháng 3 với màu hoa đỏ chói đặc trưng cho hình tượng của nông thôn miền Bắc Việt Nam. Hoa gạo còn được sử dụng với nhiều công dụng trong cuộc sống được truyền lại trong dân gian. Không chỉ có hoa, các bộ phận khác trên cây hoa gạo cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt cho cơ thể con người. Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế ông bà ta đã biết tận dụng các bộ phận hoa gạo trong đời sống từ xa xưa.